Mỹ gấp rút tìm cách giải quyết hàng triệu liều vaccine sắp hết hạn

Hàng triệu liều vaccine Johnson & Johnson (J&J) sắp hết hạn. (Nguồn: Getty Images)
Hàng triệu liều vaccine Johnson & Johnson (J&J) sắp hết hạn. (Nguồn: Getty Images)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các bệnh viện, các sở y tế của bang và chính quyền liên bang Mỹ đang phải gấp rút tính xem nên làm gì với hàng triệu liều vaccine Johnson & Johnson (J&J) sắp hết hạn trong tháng Sáu này.

Tờ Wall Street Journal cho biết, viễn cảnh số vaccine này phải tiêu hủy trong khi các nước đang phát triển lại không có vaccine để tiêm chủng khiến chính quyền của Tổng thống Joe Biden gánh thêm nhiều sức ép phải chia sẻ ngay số vaccine này cho các nước càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, làm thế nào để có thể chuyển cho các nước số vaccine này một cách nhanh chóng, kịp thời trước khi hết hạn không phải là việc dễ dàng.

Bang Philadelphia hiện có 42.000 liều vaccine J&J sắp hết hạn, còn các bang như West Virgina, Oklahoma, Ohio và Arkansas hiện cũng đang trữ hàng nghìn liều vaccine J&J sắp hết hạn.

Trong khi đó, một số lượng khá lớn hai loại vaccine khác của Mỹ là Pfizer và Moderna-BioNTech cũng sắp hết hạn trong vài tháng tới bởi thời hạn của các loại vaccine là 6 tháng.

Để nhanh chóng giải quyết số vaccine kể trên, nhiều bệnh viện và cơ sở y tế tại các bang của Mỹ đã phải đưa ra các hình thức khuyến khích với hy vọng có thêm nhiều người dân sẽ chấp nhận tiêm vaccine J&J trước khi số vaccine này hết hạn.

Tuy nhiên, những cố gắng này chưa mang lại nhiều hiệu quả bởi tiến trình tiêm chủng tại nước Mỹ đã bắt đầu chậm lại.

Theo số liệu của Trung tâm Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, nước Mỹ mới sử dụng hết khoảng hơn một nửa trong tổng số 21,4 triệu liều vaccine J&J được phép lưu hành nhưng đã dùng hết 83% số vaccine Pfizer và Moderna được sản xuất.

Trả lời câu hỏi về hướng giải quyết số vaccine J&J sắp hết hạn tại buổi họp báo ngày 8/6, ông Andy Slavitt, cố vấn của Nhà Trắng về COVID-19, vẫn khẳng định chỉ có khoảng một phần nhỏ số vaccine đã được cấp phép lưu hành ở Mỹ có thể bị bỏ phí và nếu ai đó đòi hỏi không có tình trạng này xảy ra thì đó là điều phi thực tế trong các đợt tiêm chủng lớn như hiện nay.

Ông cũng cho rằng các bang đã tự đề xuất số lượng vaccine họ cần thì đáng ra họ phải tiêm hết số lượng đó, đồng thời gợi ý thống đốc các bang nên hợp tác với CDC nhằm tìm cách kéo dài thời hạn sử dụng cho vaccine J&J.

Sở Y tế Pennsylvania, nơi đang thừa vaccine J&J với số lượng lớn, cho biết họ đã làm việc với CDC để chuyển giao khoảng 50.000 liều vaccine sắp hết hạn cho bang Oregon nhưng không thành công bởi tình trạng đại dịch COVID-19 ở Oregon đã đỡ và bang này không cần nhận thêm vaccine nữa.

Một số bang hiện đã đề nghị chính quyền liên bang nên sớm chuyển số vaccine sắp tới hạn cho các nước đang phát triển nhưng theo tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Mỹ muốn làm như vậy cũng không phải dễ bởi các nước khác cũng không muốn dùng vaccine tới hạn, và họ cũng khó có khả năng tiến hành tiêm chủng nhanh, trên diện rộng cho cộng đồng.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.