Mỹ chấn động vì …khủng bố nội địa

Một loạt các vụ việc xảy ra trong tháng 8 vừa qua là lời cảnh báo rõ nhất rằng, dù nhà chức trách trong suốt một thập kỷ qua đã tập trung cao độ vào mối đe dọa từ các phần tử thánh chiến, thì chủ nghĩa khủng bố nội địa vẫn là một vấn đề lớn đối với nước Mỹ.

Một loạt các vụ việc xảy ra trong tháng 8 vừa qua là lời cảnh báo rõ nhất rằng, dù nhà chức trách trong suốt một thập kỷ qua đã tập trung cao độ vào mối đe dọa từ các phần tử thánh chiến, thì chủ nghĩa khủng bố nội địa vẫn là một vấn đề lớn đối với nước Mỹ.
Ngày 5/8, đối tượng Wade Page điên cuồng xả súng vào những người đang có mặt tại một đền thờ đạo Sikh ở Oak Creek, bang Wisconsin, giết chết 6 người và làm 3 người khác bị thương. Dù nghi phạm Page đã tự tử và không để lại bất kỳ bằng chứng nào về động cơ thực hiện vụ tấn công nhưng quá trình qua lại lâu dài của hắn với phong trào white supremacist (chủ trương thuyết người da trắng là siêu việt) rõ ràng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn mục tiêu của hắn. 
Wade Page – kẻ đã gây ra vụ xả súng tại một đền thờ đạo Sikh. Ảnh: Wordever
Wade Page – kẻ đã gây ra vụ xả súng tại một đền thờ đạo Sikh. Ảnh: Wordever
Ngày 15/8, một đối tượng khác tên Floyd Corkins đã bắn và làm bị thương một nhân viên bảo vệ tại hành lang của văn phòng Hội đồng Nghiên cứu gia đình ở Washington sau khi người bảo vệ ngăn không cho anh ta bước vào văn phòng. Theo báo cáo, Corkins đã mang theo một chiếc túi trong đó có chứa một hộp đạn và vài chiếc bánh Chick-fil-A. Corkins chắc chắn đã nhằm vào Hội đồng nghiên cứu gia đình vì cơ quan này đã công khai ủng hộ tuyên bố về hôn nhân đồng tính của người sáng lập chuỗi cửa hàng ăn nhanh Chick-fil-A. Theo giới truyền thông, Corkins đã nói “Tôi không thích quan điểm chính trị của các anh” trước khi xả súng.
Chỉ một ngày sau đó, ngày 16/8, một phó cảnh sát trưởng đã bị bắn trọng thương khi đang làm việc bảo vệ ngoài giờ tại một nhà máy hóa dầu tại xứ đạo St. John, New Orleans, bang Louisiana. Khi 2 nhân viên cảnh sát khác đến hiện trường vụ xả súng, họ đã bị những người trên chiếc xe đã phục kích và giết hại. Một cảnh sát viên khác cũng bị thương cùng với 2 nghi phạm tham gia vào vụ xả súng - Brian Smith và Kyle Joekel. 7 người đã bị bắt do có liên quan đến vụ việc, trong đó có cha và anh trai của đối tượng Smith. Giới truyền thông đưa tin, nhóm này có quan hệ với một phong trào công dân tối cao (sovereign citizen). Các thành viên của nhóm này đang bị điều tra về các cáo buộc tàng trữ vũ khí và đe dọa các quan chức thực thi pháp luật tại các bang khác.
Có thể thấy rõ ràng rằng cả 3 vụ việc đều xuất phát từ sự khác biệt trong ý thức hệ: quyền lực siêu việt của người da trắng, cực đoan cánh tả và phong trào công dân tối cao. Dù các vụ việc này dường như không liên quan về thời gian và động cơ, nhưng khi kết nối các vụ việc này với nhau chúng ta có thể thấy ý thức hệ cực đoan của một số cá nhân trong xã hội Mỹ tiếp tục biểu lộ những sắc thái quá khích đến mức họ sẵn sàng hành động một cách bạo lực để theo đuổi những lý tưởng này. Và đây cũng là nguyên nhân tồn tại và phát triển của chủ nghĩa khủng bố nội địa. Nói một cách khác, một loạt các vụ tấn công gần đây tại Mỹ chính là kết quả của những dòng chảy ý thức hệ cực đoan khác nhau đang tồn tại trong lòng nước này.
Một nghiên cứu của Viện Giải pháp an ninh nội địa – một trung tâm nghiên cứu có trụ sở tại Bắc Carolina – cho thấy rằng từ năm 1999 đến 2009, tại Mỹ đã có 17 âm mưu được lấy cảm hứng từ Al Qaeda, 20 vụ việc do các đối tượng theo thuyết da trắng siêu việt và 17 vụ bạo lực do các đối tượng chống chính phủ tiến hành. Các vụ tấn công gần đây có thể kể đến vụ xả súng nhằm vào một lính gác tại bảo tàng tưởng nhớ các nạn nhân Do thái bị diệt chủng tại Mỹ và vụ giết hại 2 cảnh sát viên tại một trạm cảnh sát hồi năm 2010 của những kẻ theo phong trào công dân tối cao. Tháng 1/2011, một chiếc balo tẩm thuốc chuột đã được tìm trên một tuyến đường sắp diễn ra một cuộc diễu hành tưởng nhớ Martin Luther King Jr ở Spokane, Washington. 
Sự nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố nội địa được thể hiện rõ nét trong chiến lược an ninh của nước Mỹ năm 2010, khi các quan chức an ninh đặt khủng bố nội địa ngang hàng với những mối đe dọa khác mà Mỹ đang đối mặt, như khủng bố quốc tế, sự phổ biến vũ khí hạt nhân, sự bất ổn về kinh tế, tình trạng biến đổi khí hậu... Và một loạt các vụ việc gần đây cho thấy mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố này vẫn đang hiện hữu và có nguy cơ ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong bối cảnh nước Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11 tới với những mâu thuẫn sâu sắc về ý thức hệ của các bộ phận dân cư.
Nếu nhìn vào các các vụ khủng bố nội địa có thể thấy rằng hầu hết các vụ việc đều là các cuộc tấn công nhỏ lẻ do một người duy nhất hoặc một nhóm nhỏ người tiến hành. Điều quan trọng là các đối tượng thực hiện các vụ tấn công – dù động cơ hay lý tưởng là gì – thì vẫn hoạt động theo một chu kỳ có thể nhận thấy được, và chu kỳ này bao gồm những hành vi có thể được xác định và phát hiện trước khi vụ tấn công được tiến hành. Do đó, các cá nhân hơn ai hết phải hiểu rõ mình cần có trách nhiệm với an toàn của chính bản thân họ, phát huy tinh thần cảnh giác và báo cáo những hành vi đáng ngờ của những người xung quanh lên nhà chức trách để tránh được những hậu quả đáng tiếc.
Minh Ngọc (Theo Stratfor)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.