Mỹ cảnh báo Trung Quốc về việc quân sự hóa Biển Đông

Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders. Ảnh: The Hill
Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders. Ảnh: The Hill
(PLO) - Mỹ bày tỏ quan ngại về động thái quân sự hóa mới nhất của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cảnh báo về những hậu quả ngắn hạn và dài hạn của những động thái như vậy.

Theo Reuters, Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết phía Mỹ biết rõ về hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông. “Chúng tôi đã trực tiếp bày tỏ quan ngại với Trung Quốc về vấn đề này. Sẽ có những hậu quả trước mắt và lâu dài”, bà Sanders nhấn mạnh nhưng không nêu rõ về các hậu quả. Phát biểu của bà Sanders được đưa ra liên quan đến việc hãng tin CNBC dẫn các nguồn tin cho biết, Trung Quốc đã đưa các tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đất đối không tới Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn. Đây là các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo thành đảo nhân tạo trái phép. 

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop cho rằng thông tin trên nếu chính xác sẽ là một mối quan ngại vì các hành động này đi ngược lại cam kết không quân sự hóa các thực thể đã được Trung Quốc đưa ra. “Trung Quốc với tư cách thành viên thường trực của HĐBA LHQ có trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới. Bất kỳ hành động đơn phương quân sự hóa các thực thể ở Biển Đông nào đều đi ngược lại trách nhiệm và vai trò đó”, bà Bishop nêu rõ.

Còn ông Eric Sayers – cựu cố vấn của chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, hiện là một học giả tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược - gọi việc triển khai tên lửa là một hành động leo thang đáng kể. Theo ông Sayers, Mỹ có thể phản ứng ngay lập tức bằng cách là hủy lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân đa phương RIMPAC 2018 sẽ được tổ chức ở Hawaii vào tháng 7 tới. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...