Mỹ cam kết mạnh mẽ việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông

Công ty Coca Cola ký kết hợp tác tại Việt Nam.
Công ty Coca Cola ký kết hợp tác tại Việt Nam.
(PLO) - Chiều 5/3, tại Đà Nẵng, Bộ Ngoại Giao Việt Nam tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ Hoa Kỳ năm 2018 - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu trong ngoài nước, đặc biệt 7 địa phương miền Trung có tiềm năng, vốn đầu tư liên quan đến Hoa Kỳ

Hội  nghị nhằm tăng cường kết nối hơn nữa hệ thống các cơ quan đại diện của Mỹ, Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ (AmCham) và các doanh nghiệp Mỹ cùng các doanh nghiệp địa phương miền Trung như: Bình Định, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế với nhiều chủ đề về triển vọng quan hệ thương mại đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ, khởi nghiệp, giáo dục và lực lượng lao động… Đáng chú ý, Hội nghị “Gặp gỡ Hoa Kỳ” diễn ra trong bối cảnh đặc biệt có chuyến thăm hữu nghị lịch sử của tàu sân bay USS Carl Vinson đến Đà Nẵng từ 5 đến 9/3.  

Phát biểu khai mạc, ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho biết, “Gặp gỡ Hoa Kỳ năm 2018 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” thể hiện rõ sự coi trọng, cam kết và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng khẳng định đẩy mạnh chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng và coi Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng hàng đầu, đánh giá cao các sáng kiến, nỗ lực của Hoa Kỳ và các nước nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

“Hai nền kinh tế Việt Nam và Hoa Kỳ về bản chất mang tính bổ trợ lẫn nhau, không cạnh tranh nhau. Hai bên duy trì quan hệ thương mại đầu tư ổn định, kim ngạch hai chiều tiếp tục tăng, xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng nhanh, với tốc độ cao nhất so với các thị trường Đông Nam Á khác. Việt Nam coi trọng quan hệ với Hoa Kỳ; sẵn sàng hợp tác để tiếp tục cải cách, đổi mới, tạo dựng môi trường kinh doanh đầu tư thuận lợi hơn, trong đó hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với các doanh nghiệp, đối tác và địa phương của Hoa Kỳ. Đây cũng là một trụ cột của quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam- Hoa Kỳ được xác lập từ năm 2013”, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh

Tham dự Hội nghị, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhìn nhận, năm 2017 là năm đáng nhớ với TP Đà Nẵng khi tổ chức thành công TLCC APEC 2017. Đà Nẵng đã sẵn sàng về cơ sở hạ tầng, nhân lực, chính sách để phục vụ cho các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có nhà đầu tư Hoa Kỳ đến tìm hiểu và xúc tiến đầu tư. Đà Nẵng duy trì dẫn đầu PCI, ITC Index, duy trì hợp tác với nhiều địa phương của Hoa Kỳ. Vì thế, Đà Nẵng mong sẽ có những dự án ra đời sau buổi gặp gỡ Hoa Kỳ lần này.

Ghi nhận những ý kiến từ phía Việt Nam, Đại sứ Daniel Kritenbrink nêu lại, Mỹ cam kết mạnh mẽ với tự do thương mại cũng như bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. “Hai quốc gia của chúng ta có nhiều lợi ích tương đồng, đó là nền tảng cho mối quan hệ trong tương lai. Trong vòng 2 thập kỷ qua, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng 100 lần. Thành tựu này đạt được nhờ vào sự nỗ lực của lĩnh vực tư nhân cũng như các vị lãnh đạo trung ương và địa phương”, Đại sứ Kritenbrink chia sẻ.

Đại sứ Kritenbrink thông tin, khi các công ty Mỹ có thể kinh doanh ở một sân chơi bình đẳng, chính sách thuế minh bạch, bảo vệ sở hữu tài sản trí tuệ, điều đó mang lại lợi ích cho tất cả các bên về dài hạn.

Ngoài ra, Đại sứ Mỹ cũng nhắc lại thông điệp của Tổng thống Donald Trump ở Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng hồi tháng 11/2017, kêu gọi một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương “mở, dựa trên tôn trọng chủ quyền, pháp luật quốc tế, thương mại tự do và công bằng Theo Đại sứ Krittenbrink, có khoảng 60% khối lượng thương mại hàng hải đi qua khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Biển Đông, chiếm 1/3 khối lượng vận chuyển hàng hóa toàn cầu. Do đó Mỹ cam kết mạnh mẽ với việc bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.