Mỹ bổ sung thêm 33 doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách đen, đẩy căng thẳng lên một nấc mới

Cờ của Mỹ và Trung Quốc trong một cuộc họp giữa Bộ Nông nghiệp Mỹ và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
Cờ của Mỹ và Trung Quốc trong một cuộc họp giữa Bộ Nông nghiệp Mỹ và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Ảnh: REUTERS
(PLVN) - Hôm qua – 22/5, Mỹ tuyên bố sẽ bổ sung 33 công ty và tổ chức của Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế. Động thái này được các nhà phân tích cho là “thêm dầu vào lửa” khi quan hệ hai nước đang căng thẳng.

Động thái của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đánh dấu những nỗ lực mới nhất của chính quyền Trump nhằm trấn áp các công ty có hàng hóa có thể hỗ trợ các hoạt động quân sự của Trung Quốc.

Theo Reuters, Trong đó, 7 công ty và 2 tổ chức được Bộ Thương mại Mỹ cho là liên quan đến vi phạm nhân quyền, 20 công ty, tổ chức khác bị cho là liên quan đến việc hỗ trợ mua sắm các mặt hàng để quân đội Trung Quốc sử dụng.

Các công ty trong “danh sách đen” tập trung vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và nhận diện khuôn mặt - thị trường mà các công ty chip của Mỹ như Nvidia Corp và Intel Corp đã đầu tư rất nhiều.

Trong số đó có NetPosa - một trong những công ty AI nổi tiếng nhất của Trung Quốc, Qihoo360 - một công ty an ninh mạng lớn (đã bị hủy niêm yết khỏi Nasdaq vào năm 2015) mới đây đưa ra thông tin rằng họ có bằng chứng cho thấy các hacker của CIA nhắm vào lĩnh vực hàng không Trung Quốc.

Theo Bộ Thương mại, khi bị đưa vào “danh sách đen”, các công ty, tổ chức này sẽ bị hạn chế giao thương với doanh nghiệp Mỹ, một số mặt hàng  bị hạn chế sản xuất nếu có nội dung hoặc công nghệ của Mỹ. 

Trong số các công ty lần này có cả CloudMinds được Softbank Group Corp hỗ trợ. Đây là doanh nghiệp vận hành trên điện toán đám mây để chạy các robot như phiên bản của Pepper - một robot hình người có khả năng giao tiếp đơn giản. 

Xilinx Inc, công ty sản xuất chip lập trình, cho biết ít nhất một trong số các khách hàng của mình có tên trong danh sách nhưng họ tin rằng tác động kinh doanh sẽ không đáng kể.

Trước đó, một “danh sách đen” đã được Mỹ đưa ra vào tháng 10/2019 gồm 28 công ty, tổ chức Trung Quốc - bao gồm một số công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo hàng đầu của Trung Quốc và công ty giám sát video Hikvision.

Các hành động tương tự cũng đã được chính quyền Washington thực hiện để hạn chế ảnh hưởng của Huawei Technologies Co Ltd vì những “lý do an ninh quốc gia”. Tuần trước, Bộ Thương mại cũng đã ra những quy định để cắt giảm quyền tiếp cận của Huawei với các nhà sản xuất chip.

Quyết định mới nhất của Mỹ đưa ra trong bối cảnh, mối quan hệ giữa hai nước đang ngày một căng thẳng cùng với những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Hồi giữa tháng 5, Tổng thống Donald Trump thậm chí còn đe dọa áp thuế quan bổ sung lên hàng hóa Trung Quốc.

Ngày 20/5, Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật có thể hạn chế doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ hoặc huy động tiền từ các nhà đầu tư Mỹ, trừ khi các công ty này tuân thủ tiêu chuẩn kế toán và kiểm soát của nước này

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.