Mỹ bỏ ngang đàm phán chia sẻ chi phí quốc phòng với Hàn Quốc

Trưởng nhóm đàm phán của Mỹ James DeHart
Trưởng nhóm đàm phán của Mỹ James DeHart
(PLVN) - Các nhà đàm phán của Mỹ đã bỏ ngang các cuộc đàm phán với Hàn Quốc về tăng phần đóng góp của Seoul trong việc duy trì binh lính Mỹ đồn trú trên bán đảo Triều Tiên.

Reuters cho biết, cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Hàn Quốc tại Seoul, Hàn Quốc đã kết thúc sớm, chỉ khoảng 80 phút sau khi 2 bên bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán. Phát biểu tại cuộc họp báo hiếm hoi sau cuộc họp, nhà đàm phán của Mỹ James DeHart cho biết Mỹ đã bỏ ngang việc đàm phán để cho phía Hàn Quốc “thời gian xem xét lại”. “Thật không may, các đề xuất mà nhóm đàm phán Hàn Quốc đưa ra không đáp ứng yêu cầu của chúng tôi về chia sẻ gánh nặng công bằng và bình đẳng”, ông DeHart nói.

Nhà đàm phán của Hàn Quốc Jeong Eun-bo cũng xác nhận có sự khác biệt đáng kể giữa đề xuất tổng thể của phía Mỹ và các nguyên tắc mà Hàn Quốc theo đuổi. “Đàm phán không thể tiến hành theo kế hoạch vì phía Mỹ đã bỏ ngang cuộc họp”, ông Jeong cho hay. Theo ông Jeong, Mỹ đòi Hàn Quốc tăng mạnh phần đóng góp của họ, trong khi Hàn Quốc muốn tìm một “giải pháp chia sẻ gánh nặng quốc phòng mà 2 bên đều có thể chấp nhận”.

Trước đó, các nghị sỹ Hàn Quốc tiết lộ rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Hàn Quốc tới đây phải chi ra 5 tỷ USD mỗi năm cho chi phí liên quan đến sự hiện diện của binh sỹ Mỹ ở nước này. Con số này cao hơn 5 lần so với số tiền 890,54 triệu USD mà Hàn Quốc đồng ý trả trong năm nay. 2 bên không công khai xác nhận con số trên nhưng ông Trump trước đó từng tuyên bố sự hiện diện quân sự của Mỹ trong và xung quanh Hàn Quốc là “lớp bảo vệ trị giá 5 tỷ USD”.

Việc đàm phán giữa Mỹ và Hàn Quốc đổ vỡ giữa chừng là dấu hiệu bất hòa công khai hiếm hoi trong mối quan hệ liên minh vốn được đánh là bền chặt giữa 2 nước suốt 70 năm qua. Thỏa thuận chia sẻ chi phí Mỹ-Hàn Quốc đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ và cho đến khi ông Trump lên nắm quyền vẫn được đàm phán lại sau mỗi 5 năm. Trước đó, Mỹ và Hàn Quốc từng chỉ trích đối phương không sẵn sàng nhượng bộ trong việc chia sẻ chi phí nhằm duy trì lực lượng 28.500 binh sỹ của Mỹ tại Hàn Quốc. Tổng thống Mỹ cũng nhiều lần lên tiếng đòi Hàn Quốc phải chi trả nhiều hơn chi phí duy trì lính Mỹ, thậm chí còn để ngỏ khả năng rút hoàn toàn binh sỹ khỏi Hàn Quốc.

Khi Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt giữa Mỹ và Hàn Quốc được đưa ra để đàm phán hồi năm ngoái, ông Trump đã yêu cầu tăng phần đóng góp của Hàn Quốc thêm 50%. Cuối cùng, 2 bên đã đồng ý rằng Hàn Quốc sẽ trả thêm 8% so với chi phí của năm trước nhưng thỏa thuận này sẽ được đàm phán lại hàng năm. Không chỉ với Hàn Quốc, ông Trump từ lâu than phiền về việc mà ông cho là khoản đóng góp không thỏa đáng của các đồng minh trong việc chia sẻ gánh nặng quốc phòng. Trong năm tới, Mỹ cũng dự kiến sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán riêng rẽ để đạt thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng mới với Nhật Bản, Đức và NATO.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.