Mỹ bác tin trả tiền chuộc con tin cho Triều Tiên

Đám tang anh Otto Warmbier.
Đám tang anh Otto Warmbier.
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/4 khẳng định Mỹ không trả bất kỳ khoản tiền nào cho phía Triều Tiên trong quá trình tìm cách để công dân Mỹ Otto Warmbier được thả ra.

Theo Reuters, tuyên bố của Tổng thống Mỹ được đưa ra sau khi tờ The Washington Post ngày 25/4 đưa tin ông Trump đã phê chuẩn việc thanh toán hóa đơn chi phí chăm sóc trị giá 2 triệu USD cho sinh viên người Mỹ Otto Warmbier do phía Triều Tiên yêu cầu. 

“Không có khoản tiền nào được trả cho Triều Tiên liên quan đến Otto Warmbier, không phải 2 triệu USD, hay bất cứ thứ gì khác”, Tổng thống Mỹ viết trên tài khoản mạng xã hội Twitter. Ông Trump cũng khẳng định Chính phủ Mỹ chưa trả tiền cho bất kỳ con tin nào.

Anh Otto Warmbier – một sinh viên đến từ trường Đại học Virginia ở bang Ohio - đã bị Triều Tiên bắt giam vào tháng 1/2016, khi đến đây du lịch.

Theo truyền thông Triều Tiên, Warmbier đã bị kết án 15 năm tù lao động khổ sai vì cáo buộc đã tìm cách ăn trộm một món đồ có khẩu hiệu tuyên truyền tại khách sạn ở Bình Nhưỡng, nơi anh này lưu trú.

Tháng 6/2017, sau 17 tháng bị giam giữ tại Triều Tiên, Warmbier đã được đưa về Mỹ trong tình trạng hôn mê và qua đời tại một bệnh viện ở thành phố Cincinnati chỉ 6 ngày sau khi về nước.

Một nhân viên điều tra ở Ohio cho biết, Warmbier đã tử vong vì thiếu oxy và máu lên não. Triều Tiên đã bác bỏ cáo buộc đã tra tấn sinh viên người Mỹ và cho rằng nguyên nhân người này qua đời là do bị thực phẩm và thuốc ngủ.

Theo tờ The Washington Post, hóa đơn yêu cầu thanh toán chi phí điều trị đã được Triều Tiên trao cho phái viên của Mỹ lúc đó là ông Joseph Yun trước khi Warmbier được đưa ra khỏi Bình Nhưỡng trong tình trạng hôn mê vào ngày 13/6/2017. 

Theo 2 nguồn tin của tờ báo trên, ông Yun - người được cử sang Triều Tiên để đưa Warmbier về nước - đã ký thỏa thuận thanh toán theo chỉ thị của Tổng thống Trump.

Vẫn theo The Washington Post, Bộ Tài chính Mỹ đã nhận được hóa đơn từ Triều Tiên và đến hết năm 2017 chưa được thanh toán khoản tiền này.

Ông Yun - người đã thôi nhiệm vụ đại diện đặc biệt Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên từ tháng 3/2018 – ngày 25/4 cũng khẳng định với CNN rằng Mỹ đã không trả bất kỳ khoản tiền chuộc nào cho các tù nhân Mỹ bị Bình Nhưỡng bắt giữ trong khi ông là đại diện đặc biệt về vấn đề Triều Tiên.

Tháng 12/2018, một tòa án của Mỹ đã ra phán quyết yêu cầu Triều Tiên phải trả 501 triệu USD tiền bồi thường cho cái chết của anh Warmbier.

Sau vụ việc của nam sinh viên, Chính phủ Mỹ đã ban hành lệnh cấm công dân nước này tới Triều Tiên từ 1/9/2018, có hiệu lực trong vòng 1 năm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.