Theo các sách sử, ông là người thông thạo pháp thuật, kiến thức sâu rộng, sau khi về ở ẩn, ông sống trong một hang núi gọi là "Quỷ Cốc", để lại cho hậu thế nhiều tri thức. Từ số báo này, PLVN xin giới thiệu một số câu nói để đời, cùng những ví dụ cụ thể khi áp dụng, mong giúp bạn đọc có những phút nghiền ngẫm thú vị.
“Đánh giá tài năng, chiêu nạp kẻ sĩ gần xa. Định rõ thế thái mà xử trí, xem xét cái đồng cái dị, phân biệt cái đúng cái sai, cái ẩn ý trong ngôn từ, biết được tài năng. Có mưu kế giải quyết an nguy, định rõ kẻ thân người sơ. Đánh giá xem xét, có tài năng thì chiêu mộ, tìm kiếm, sử dụng”.
Giải thích: Đánh giá đúng mưu lược của đối phương, nắm được tài năng của họ, chiêu mộ rộng rãi kẻ sĩ gần xa. Phải định rõ tiêu chuẩn đánh giá để phân biệt được nhân tài. Trước hết phải quan sát điểm giống nhau và khác nhau giữa đối phương với người khác, phân biệt cái thực cái giả trong ngôn từ của đối phương, phát hiện lời nói và nội tâm của họ có nhất trí với nhau không, có tài năng giải quyết chuyện an nguy của quốc gia không, có xác định gần gũi kẻ hiền tài xa lánh bọn tiểu nhân không, sau đó mới đánh giá tổng hợp đối phương. Nếu đúng là họ có tài kinh bang tế thế thì sẽ chiêu nạp, tìm kiếm và giao phó trọng trách.
Bình luận: Thành bại của sự nghiệp do con người quyết định. Từ cổ chí kim, những người lập nên đại nghiệp không ai là không coi trọng nhân tài. Kinh tế của các nước phát triển sở dĩ thịnh vượng là đều có liên quan đến việc sử dụng nhân tài.
Sau Đại chiến II, Mỹ có chính sách mua chuộc nhân tài với giá cao, trả lương hàng năm từ 1,5 đến 4 vạn USD, hơn nữa Mỹ lại là trung tâm khoa học thế giới, do đó đã chiêu mộ được hàng loạt nhà khoa học, có cả các nhà khoa học như Einstein cũng kéo đến Mỹ. Điều đó đã có tác dụng lớn thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển. Một quốc gia còn trọng kẻ hiền tài như vậy huống chi các ngành khác sao lại chẳng làm theo? Bất kỳ sự nghiệp nào, chỉ có thu nạp rộng rãi nhân tài mới có thể nhanh chóng phát triển.
Nhưng làm thế nào để thâu tóm và lợi dụng được nhân tài. Quỷ Cốc Tử đã đưa ra một “quy chuẩn” cơ bản để thâu tóm nhân tài: “Xem xét cái đồng cái dị, phân biệt cái đúng cái sai, cái ẩn ý trong ngôn từ, biết được tài năng. Có mưu kế giải quyết an nguy, định rõ kẻ thân người sơ”. Dựa vào đó để xem xét đánh giá có tài năng kinh bang tế thế hay không mà sử dụng.
Nhân tài được chiêu nạp rồi mối chỉ là bước mở đầu. Muốn dùng được nhân tài, dùng được tốt và thích đáng thì người lãnh đạo phải tốn công sức điều tra nghiên cứu, quan sát khảo sát, sắp xếp bố trí, đặt nhân tài vào vị trí thích hợp nhất với tài năng và tính tích cực của họ, như vậy mới phát huy hết tác dụng của họ khiến cho sự nghiệp phát triển thuận lợi.
Câu chuyện “mua đầu ngựa chết”
Vua nước Yên là Yên Chiêu Vương khi chiêu mộ nhân tài, cải cách chính trị, phục hưng quốc gia, đã hỏi Quách Quỳ cách làm thế nào để chiêu nạp nhân tài. Quách nói: “Tôi nghe nói thời cổ đại có một vị quân vương chịu bỏ ra nghìn vàng để mua thiên lý mã. Qua ba năm vẫn chưa mua được”.
Một quan hầu cận nói với nhà vua: “Xin để kẻ hạ thần này đi mua ngựa”. Quốc vương đồng ý. Tìm kiếm ba tháng mới thấy một con thiên xưởng lý mã nhưng ngựa đã chết. Viên quan hầu bèn mua đầu ngựa chết với giá 500 lạng vàng mang về trình vua.
Quốc vương cả giận nói: “Ta cần ngựa sống, mua ngựa chết làm gì? Thế là mất toi 500 lạng vàng”. Viên quan hầu nói: “Một con ngựa chết mà phải tốn 500 lạng vàng mới mua được cái đầu huống chi là ngựa sống. Như vậy nhất định thiên hạ sẽ biết bệ hạ không tiếc nghìn vàng mua ngựa, thiên lý mã sẽ được mang đến ngay cho mà xem”.
Quả nhiên không đến một năm đã có ba con thiên lý mã được dâng vua. Quách lại nói: “Nay nếu bệ hạ muốn thâu nạp nhân tài, xin hãy bắt đầu từ kẻ hạ thần này. Người như hạ thần mà còn được trọng dụng thì chắc sẽ không thiếu gì kẻ sĩ tài cán từ xa nghìn dặm cũng kéo đến”.
Yên Chiêu Vương tiếp thu đề nghị của Quách Quỳ, thể hiện sự coi trọng nhân tài bằng hành động và cách làm thực tế xây dựng cho Quách phủ riêng và tôn Quách làm sư phụ, chịu nhún mình học tập kẻ sĩ, tạo cho họ có điều kiện và cơ hội phát huy tài năng, kết quả đã dấy lên một làn sóng kẻ sĩ đua nhau kéo tới nước Yên.
Câu chuyện thu hút người tài của hãng Ford: Nhân tài là người có tài năng, sở trường đặc biệt về một mặt nào đó. Tài năng và sở trường là kết tinh của tri thức và kinh nghiệm, là biểu hiện của trí tuệ. Trong cuộc cạnh tranh thị trường khốc liệt mạnh thắng yếu thua, mặc dầu biểu hiện bên ngoài là cạnh tranh về chất lượng và phục vụ nhưng về thực chất là cuộc đọ sức trí tuệ. Từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, mọi khâu đều có tác dụng của sức mạnh trí tuệ. Vì vậy cạnh tranh giữa các xí nghiệp suy cho đến cùng là cạnh tranh nhân tài.
Nhân tài là hạt nhân trong mọi hoạt động của xí nghiệp. Ai có nhiều nhân tài quản lý và nhân tài chuyên nghiệp là người đó sẽ gi được quyền chủ động trong cạnh tranh. Đó là then chốt thắng lợi của xí nghiệp. Nếu có nhân tài xuất sắc, xí nghiệp sẽ có thể sản xuất ra sản phẩm hảo hạng, sáng tạo ra thành tích kinh doanh xuất sắc.
Xí nghiệp nào có đủ nhân tài là sẽ phát đạt thịnh vượng. Nhà xí nghiệp kiệt xuất Mỹ là Alfred Srong đã xúc động nói: “Hãy lấy hết tài sản của công ty tôi đi. Chỉ cần để lại con người cho tôi, năm năm sau tôi sẽ kiếm lại toàn bộ cái đã mất”. Trong lịch sử kinh doanh, không một nhà xí nghiệp kiệt xuất nào lại không quý mến nhân tài, tôn trọng nhân tài, chiêu nạp rộng rãi nhân tài.
Năm 1923, công ty Ford ở Mỹ có một máy nổ bị hỏng, các cán bộ kỹ thuật của công ty không ai chữa được. Công ty phải mời một người tên là Stammas nguyên là một cán bộ kỹ thuật Đức, di cư sang Mỹ, được một chủ xưởng nhỏ quý tài thuê làm. Ông ta đến công ty, nằm bên cạnh máy ba ngày nghe ngóng, yêu cầu đặt một cái thang, hàng ngày leo lên leo xuống, cuối cùng dùng phấn vạch một vạch ở máy và ghi mấy chữ: “Chỗ này thừa 16 vòng dây”.
Bỏ bớt đi 16 vòng quả nhiên máy lại chạy giòn giã. Công ty Ford trả công 1 vạn USD. Ford rất thích, nhất định yêu cầu Stammas đến làm việc cho công ty mình nhưng ông ta nói xưởng cũ đối với tôi rất tốt, ông không thể vô ơn. Ford thấy khuyên không nổi bèn mua luôn cả xưởng của Stammas.
Vì một nhân tài mà mua cả một công xưởng, thế mới biết nhà xí nghiệp tài ba quý trọng nhân tài biết bao. Một nhà xí nghiệp hiện đại cần có ý thức rõ về nhân tài, coi việc chiêu nạp rộng rãi nhân tài, sử dụng nhân tài gắn chặt với Bự sinh tồn và phát triển của xí nghiệp, thực hiện “biết người, khéo dùng người”, “tận dụng tài năng”.
Đó là con đường cơ bản nâng cao khả năng cạnh tranh của xí nghiệp, đứng vào thế bất bại trong cạnh tranh thị trường, về mặt này, mưu lược cổ xưa có thể giúp các nhà xí nghiệp nắm chắc được tiêu chuẩn và phương pháp dùng người chính xác, tăng thêm sức hấp dẫn và sức cỏ kết của xí nghiệp. Là nhà kinh doanh, cần khéo hấp thu tư tưởng bố ích hàm chứa trong các mưu lược đó.
Sau Đại chiến II, Mỹ rất chú trọng nhập khẩu nhân tài, nhất là những nhà khoa học cao cấp, công trình sư, bác sĩ. Theo thống kê chưa đầy đủ, Mỹ đã nhập tất cả 24 vạn người, ở Mỹ chính phủ phải chi 5 vạn USD phí tổn giáo dục cho một học sinh từ tiểu học đến đại học, như vậy 24 vạn người cần 12 tỉ USD, cộng thêm tiến phí tổn của cha mẹ và xã hội thì con số chi ra lớn lắm. Vì vậy nhập khẩu nhân tài là chuyện buôn bán nhất bản vạn lợi.