Chứa tổ hợp vitamin phong phú
Nếu đem so sánh hàm lượng vitamin trong mướp đắng với các loại mướp thường thì rõ ràng mướp đắng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn. Nổi trội là các loại vitamin A, B1, B2, C, sắt, canxi, kali...
Những loại vitamin này giúp tăng cường, củng cố và cải thiện hệ miễn dịch. Chúng tham gia tích cực vào quá trình phòng chống và đẩy lùi bệnh tật, hạn chế nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến viêm nhiễm hay do hệ lụy của sự suy giảm hệ miễn dịch gây nên.
Món ăn bổ dưỡng cho bệnh tiểu đường
Người mắc chứng bệnh tiểu đường cần phải học cách chung sống hòa bình với bệnh, bởi hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để, tất cả mọi nỗ lực chỉ dừng ở việc kiểm soát nó mà thôi.
Đặc biệt bệnh nhân mắc tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt bởi nó tác động trực tiếp đến mức đường huyết trong cơ thể. Thực đơn ăn uống lành mạnh của người bệnh phải được đảm bảo từ khâu lựa chọn thực phẩm.
Theo các bằng chứng khoa học cho thấy, mướp đắng là một loại thực phẩm lý tưởng với người mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh nên thường xuyên bổ sung các món ăn chế biến từ mướp đắng vào chế độ dinh dưỡng của mình. Bởi lẽ ăn mướp đắng có tính thanh nhiệt, giải độc làm mát gan, hạ nhiệt cho cơ thể, làm giảm mức đường huyết trong máu.
Điều này lý giải vì sao các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân tiểu đường nên coi mướp đắng như một món ăn quen thuộc trong những bữa ăn hàng ngày.
“Thần dược” cho đôi mắt
Trong thành phần của mướp đắng có chứa một lượng lớn beta – carotene. Đây là thành phần “thân thiện” với mắt, có tác dụng giúp sáng mắt, tăng cường thị lực và phòng tránh các tật về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, mắt kém.
Trị tiêu chảy
Trong trường hợp bị tiêu chảy hãy dùng lá của mướp đắng để điều trị như một loại thuốc trị tiêu chảy. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với những trường hợp tiêu chảy nhẹ. Nếu sau khi dùng cách này mà tình trạng vẫn không được cải thiện thì bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị bệnh kịp thời.
Các món ăn chế biến từ mướp đắng
Mướp đắng nhồi thịt: Mướp đắng sơ chế sạch, bỏ hạt, cắt khúc. Thịt xay nhuyễn cùng hành khô, nhồi vào trong từng khúc mướp đắng và đem hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Món này nên ăn nóng kèm nước chấm và cơm.
Mướp đắng xào trứng: Mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt bên trong, thái vát và cắt thành lát mỏng. Cho dầu vào chảo cho nóng đều, cho tiếp mướp đắng và gia vị vào xào nhanh tay. Trứng đập ra bát khuấy đều sau đó cho vào đảo nhanh cùng mướp đắng.
Mướp đắng ướp đá ăn kèm với ruốc: Món ăn này cực kỳ dễ chế biến, chỉ cần rửa sạch mướp đắng, thái vát thật mỏng, khi gần ăn ướp cùng với đá. Khi ăn ăn kèm với ruốc hay còn gọi là trà bông sẽ rất bùi và ngon miệng.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn mướp đắng sống sẽ giúp cơ thể hấp thụ toàn bộ giá trị dinh dưỡng nhiều hơn. Tuy nhiên với những người răng yếu hoặc coi mướp đắng nấu chín là món ăn khoái khẩu thì vẫn còn thể lựa chọn các cách ăn mướp đắng khác nhau tùy theo sở thích của bản thân. Chú ý mướp đắng tính hàn, vì thế người có tỳ vị suy không nên ăn, ngoài ra phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng.