Muốn thu hút đầu tư phải coi doanh nghiệp nông nghiệp là đối tượng cần được phục vụ

Nhà nước cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (Ảnh minh họa)
Nhà nước cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (Ảnh minh họa)
(PLO) - Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhưng đến nay cũng chỉ có dưới 1% tổng số doanh nghiệp cả nước đầu tư vào khu vực này. 

Doanh nghiệp “ngán” đầu tư vào nông nghiệp 

Tại diễn dàn “Doanh nghiệp, Doanh nhân đối với phong trào khởi nghiệp trong xây dựng nông thôn mới”  được tổ chức tại Hà Nội mới đây, ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, Chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010 - 2015 đã khẳng định vai trò và sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp (DN). 

Mặc dù suy thoái kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng DN đã có những đóng góp rất tích cực vào xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tư duy phát triển nông nghiệp nhiều vùng nông thôn. Điển hình như: Tập đoàn TH, Hoàng Anh Gia Lai, Vinamilk, Mía đường Lam Sơn, Bảo vệ thực vật An Giang… 

Các DN này đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, bao tiêu sản phẩm, tham gia tích cực phát triển chuỗi giá trị, khai thác tốt hơn và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, tăng thu nhập… xa hơn còn góp phần tích cực vào việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đào tạo nên đội ngũ nông dân chuyên nghiệp hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những tập đoàn lớn tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thì phần lớn các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam còn rất nhỏ. Tính đến giữa năm 2016, Việt Nam chỉ có trên 4.000 doanh nghiệp nông nghiệp trên tổng số 420.000 doanh nghiệp của cả nước; trong đó có tới 50% doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 10 lao động). Các doanh nghiệp này không có cấu trúc rõ ràng, mô hình quản lý sơ khai và đặc biệt không có chiến lược kinh doanh và kế hoạch sản xuất.  

Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng mức vốn mà các DN hỗ trợ cho xây dựng nông thôn mới (NTM) là 20.408 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng nguồn vốn này cũng chỉ chiếm 4,9% tổng vốn đã huy động cho NTM. Theo số liệu thống kê năm 2014, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản (NLTS) chỉ chiếm 0,96% tổng số doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 1% và chỉ chiếm 2,3 về lao động.

Còn nhiều rào cản

Trước thực trạng này, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, mặc dù đã có nhiều chính sách mới để thu hút doanh nghiệp vào nông nghiệp và nông thôn mới nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản về chính sách đất đai, tài chính tín dụng chưa phù hợp. 

Về chính sách đất đai, ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương cũng cho rằng Chính phủ cần xác định giá đền bù ruộng đất cho nông dân thỏa đáng, nhằm đảm bảo cho người dân yên tâm sau khi giao đất cho DN. UBND các tỉnh phải là trọng tài trong các dự án giao đất cho DN, không để DN vừa phải trả tiền cho dân mua đất lại phải trả tiền thuê đất. 

Khẳng định đầu tư vào nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, ông Thắng khuyến nghị nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn như: chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, có gói tín dụng riêng cho vay đối với DN nông nghiệp.. hay chính sách hỗ trợ ít nhất 30% phí bảo hiểm nông nghiệp cho DN bỏ tiền đầu tư vào lĩnh vực này. 

Nhiều DN đánh giá tiềm năng nông nghiệp ở Việt Nam rất lớn nhưng hiện mới dừng lại ở các chủ trương, đường lối kêu gọi DN đầu tư vào nông thôn chứ chưa đi vào thực tế, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể chưa được nhiều. 

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Giám đốc CTCP Sunstar Lacto Việt Nam (thành viên của Tập đoàn Sao Thái Dương), 1 năm qua, đã có sự thay đổi rất lớn về môi trường kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt từ sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra những yêu cầu cụ thể trong việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh đang cản trở rất nhiều sự đổi mới sáng tạo và sự chủ động của DN. Đặc biệt là chính sách yêu cầu trong 1 năm không được quá 1 đoàn thanh tra đối với doanh nghiệp. “Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất cập cần giải quyết như vấn đề cấp phép đầu tư hay chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn…” – ông Nghĩa nói.

Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Cần coi doanh nghiệp là đối tượng được phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tích cực để doanh nghiệp yên tâm đầu tư cho sản xuất - tiêu thụ nông sản. 

Cũng theo chuyên gia kinh tế này, doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể đưa được khoa học công nghệ vào nông nghiệp. “Tôi e rằng nếu chỉ thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thì không ăn thua mà phải tìm cách lôi kéo được các doanh nghiệp lớn vào mới hi vọng tạo sự thay đổi”- TS. Thiên thẳng thắn nhìn nhận. 

Nhiều chuyên gia am tường lĩnh vực nông nghiệp cho rằng xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn nhưng nếu không thu hút được doanh nghiệp sẽ không hiệu quả. Ngoài ra, việc khai thác lợi thế nông nghiệp và các chính sách ưu tiên, ưu đãi sẽ đưa đến những cơ hội mới để các doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư, đóng góp hiệu quả hơn vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới. 

Đọc thêm

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

UKVFTA: Cơ hội đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trường xuất khẩu tiềm năng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) đang mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam tiếp cận sâu hơn vào thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Với các ưu đãi thuế quan đáng kể, hiệp định giúp gia tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt, thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị thương hiệu Việt Nam tại thị trường Anh.

“Đòn bẩy” hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kinh doanh

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam)
(PLVN) -  Ngày nay, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế. Thành công đó có được nhờ vào những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, nhằm thúc đẩy quyền năng kinh tế của phụ nữ cũng như thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh.

Anh gia nhập CPTPP: Cơ hội mới cho hàng hóa Việt Nam

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) -  Ngày 15/12/2024, Anh chính thức gia nhập CPTPP, mang đến ưu đãi thuế quan vượt trội cho hàng hóa Việt Nam tại thị trường này. Với cam kết xóa bỏ 94,4% dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực và ưu tiên cho các mặt hàng chủ lực của nước ta, sự tham gia của Anh mở ra cơ hội lớn để hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần và gia tăng sức cạnh tranh.

Giải pháp nào giúp ngành công nghiệp dược phát triển bền vững?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong khi thị trường hóa chất dược phẩm toàn cầu liên tục mở rộng, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chỉ tập trung vào sản xuất các loại thuốc thông dụng và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng sức cạnh tranh, Việt Nam cần một chiến lược toàn diện với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả.

Kiểm tra tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo vệ quyền lợi người gửi tiền

Cán bộ Kiểm tra của BHTGVN tiến hành kiểm tra đối chiếu, xác minh việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng.
(PLVN) - Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang trên đà phát triển tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. Trong bối cảnh đó, với việc triển khai một cách hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ, trong đó có nghiệp vụ kiểm tra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cũng như nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính – ngân hàng.

Khẩn trương khắc phục tồn tại, xử lý dứt điểm tàu cá '3 không' trước ngày 31/12

Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân trong hoạt động chống khai thác IUU. (Ảnh: ttdn.vn)
(PLVN) -  Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Ngày 25/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan cùng 28 điểm cầu các tỉnh, thành phố nhằm chuẩn bị các nhiệm vụ, giải pháp đón Đoàn kiểm tra của EC.

'Mạnh tay' với các sàn thương mại điện tử vi phạm

2 sàn TMĐT đều chưa có xác nhận đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.
(PLVN) -  Việc các sàn thương mại điện tử “ngoại nhập” đang “làm mưa làm gió” ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam ngoài việc gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất hàng Việt còn mang đến cho người tiêu dùng nhiều nguy cơ rủi ro khi giao dịch.