Muốn bỏ việc, chuyển nhà vì 'đi làm không đủ tiền đổ xăng'

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Không ít người, nhất là dân chạy xe ôm công nghệ ở Hà Nội đang "làm cũng dở, bỏ không xong" vì công việc sử dụng nhiều xăng...

Là một xe ôm công nghệ được hơn một năm nay, cứ mỗi lần nghe tin xăng tăng giá là anh Bùi Văn Đoàn (quê tại Nam Định, sinh sống và làm việc tại quận Hoàng Mai) lại đứng ngồi không yên. Quyết định từ bỏ công việc văn phòng để chuyển sang chạy xe ôm công nghệ, anh Đoàn không ngờ rằng đến một ngày anh lại muốn từ bỏ công việc này hơn bao giờ hết.

"Ngày xưa đi làm văn phòng lương không đủ chi trả chi phí sinh hoạt nên tôi mới quyết định chuyển sang chạy xe ôm công nghệ. Thu nhập thì cũng dư dả hơn nhưng mà qua mấy lần xăng tăng giá như thế này thì chẳng mấy chốc mà bỏ nghề. Một ngày dãi nắng dầm mưa kiếm được 200.000 - 300.000 đồng thì đổ xăng đã mất khoảng 150.000 đồng. Rồi chưa kể tiền ăn uống hàng ngày, trừ khoản chiết khấu cho hãng xe..., còn lại chẳng đáng là bao", anh Đoàn ngán ngẩm chia sẻ.

Giao vội đơn hàng cuối cùng cho khách trước giờ nghỉ trưa, tài xế Nguyễn Huy Hoàng (Ngõ 640 đường Láng, Đống Đa) lắc đầu: "Shipper giao hàng như chúng tôi đa số chỉ bận rộn vào buổi trưa, hôm nào năng suất thì giao được chục đơn, thu về từ 130.000 - 170.000 đồng tiền lãi. Trừ tiền xăng, chi phí ăn uống đi thì tiền lãi chẳng đáng là bao nữa".

Anh Hoàng cho biết thêm, nhiều người bạn cùng chạy xe với anh đã tạm thời tắt app, không làm việc vì xăng tăng giá khiến họ chỉ có thể "lấy công làm lãi".

Là nhân viên văn phòng tại Hà Nội, anh Khuất Quang Đức (quê Quảng Ninh) cũng đang "đau đầu". Anh chia sẻ: "Tôi ở trọ ở Âu Cơ nhưng đi làm lại phải sang bên Trần Thái Tông - Cầu Giấy, ngày nào cũng phải đi đi về về 16, 17km. Nói thật là đi làm chỉ đủ tiền để đổ xăng, ăn uống và thuê trọ".

Đức giãi bày, ban đầu quyết định thuê nhà khu vực Âu Cơ vì thấy giá cho thuê thấp hơn so với các khu vực trung tâm, nhưng giờ tính lại thì chi phí cao hơn. "Chắc sắp tới phải chuyển về gần công ty để đỡ tiền xăng xe", Đức nói.

Còn anh Duy Kim làm việc tại Nguyễn Khang, Cầu Giấy cho hay lại cân nhắc đổi phương tiện: "Ngày trước đổ 130.000 đồng là đầy bình mà giờ mất 250.000 đồng mới đầy bình. Cứ đà này thì chắc tôi phải đổi xe khác".

Nghe tin xăng chuẩn bị tăng giá, chị Bùi Thị Thu Hiền (ngõ 178 Thái Hà, Đống Đa) bỏ dở công việc chạy vội đi đổ xăng. "Nghe tin 3h chiều xăng tăng là tôi phải chạy đi ngay, xếp hàng 30 phút mới tới lượt mình. Vẫn biết là cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu nhưng mà thôi cứ tranh thủ được ít nào hay ít đấy".

Nhiều người dân cho biết thắt chặt chi tiêu hơn. Chị Lê Phương Lan (phường Lâm Du, quận Long Biên) thường chi 200.000 đồng một ngày cho 3 người ăn, nhưng nay chị "siết" còn 150.000 - 170.000 đồng. "Rau thịt đều lên giá, không siết chặt ăn tiêu không được", chị Lan than thở.

Từ 15h ngày 13/6, giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh, đặc biệt tăng mạnh ở mặt hàng dầu. Cụ thể, xăng E5 RON92 tăng 882 đồng/lít, lên 31.117 đồng/lít; RON95 tăng 797 đồng/lít, lên 32.375 đồng/lít.

Các mặt hàng dầu (dầu hoả, dầu diesel) ở kỳ điều hành này tăng khá mạnh, trên 2.000 đồng một lít. Dầu hoả đắt thêm 2.490 đồng, lên mức giá 27.830 đồng một lít. Dầu diesel cũng tăng 2.630 đồng, lên 29.020 đồng một lít. Riêng dầu mazut giảm 550 đồng một lít, còn 20.350 đồng.

Trong năm nay, giá xăng dầu liên tục tăng và có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7/2014. Như vậy giá xăng liên tục thiết lập mức kỷ lục và đang có mức cao nhất trong lịch sử.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.