Từ giữa dòng sông Sê Pôn, hàng được tập kết về bến Tân Kim và được thồ về thị trấn Lao Bảo. Tại đây hàng được chia nhỏ ra rồi lại theo những “rô bốt” hàng lậu về xuôi. Cuộc hành trình tưởng là đơn giản nhưng lại cực kỳ tinh vi.
Với mong muốn được “mục sở thị” cảnh vận chuyển hàng lậu dọc sông Sê Pôn (Hướng Hoá, Quảng Trị), tôi đã thuyết phục được anh bạn người địa phương đi cùng dù anh ta cứ can ngăn mãi: “Đừng đụng đến những khu vực đó, bị ăn đấm như chơi. Họ dữ tợn lắm”…
Ngược dòng Sê Pôn…
Trong bộ trang phục đi pinic, chúng tôi men theo con đường mòn có nhiều dấu xe máy để xuống bến sông Tân Kim, thuộc khóm Tân Kim thị trấn Lao Bảo, đoạn đầu tiên của con sông Sê Pôn qua địa phận Việt Nam tính từ cửa khẩu.
Với mong muốn được “mục sở thị” cảnh vận chuyển hàng lậu dọc sông Sê Pôn (Hướng Hoá, Quảng Trị), tôi đã thuyết phục được anh bạn người địa phương đi cùng dù anh ta cứ can ngăn mãi: “Đừng đụng đến những khu vực đó, bị ăn đấm như chơi. Họ dữ tợn lắm”…
Ngược dòng Sê Pôn…
Trong bộ trang phục đi pinic, chúng tôi men theo con đường mòn có nhiều dấu xe máy để xuống bến sông Tân Kim, thuộc khóm Tân Kim thị trấn Lao Bảo, đoạn đầu tiên của con sông Sê Pôn qua địa phận Việt Nam tính từ cửa khẩu.
Chiếc thuyền máy chở đầy hàng lậu neo đậu giữa sông Sê Pôn nằm đợi bốc hàng. |
Từ đằng xa, một chiếc xe Mink chở đầy thuốc Jet chạy từ bến ngược lên, định đưa máy ảnh lên chụp thì anh bạn đã kịp ngăn lại: “Chụp ảnh ở đây là hết về luôn đó, bọn cửu vạn ở đây nhiều lắm, động cái là nó nhảy ra liền”…
Cuối cùng chúng tôi chọn một góc thật kín và nhìn xuống sông chờ đợi. Một lát sau hai chiếc thuyền bằng nhôm chở đầy thuốc Jet, Hero, đường trắng, bò húc… từ hướng Lào chạy về và neo lại giữa lòng sông.
Hàng lậu được vận chuyển trên những chiếc xe thồ giữa thanh thiên bạch nhật. |
Anh bạn chỉ tay xuống sông nói: “Bên này sông là của mình, bên kia sông là của Lào. Những chiếc thuyền chở hàng lậu này chỉ dám đậu giữa sông, có động là nó chạy về hướng bên kia, cơ quan chức năng ở bên này chỉ đứng nhìn chứ không làm gì được”.
Và như đã đợi sẵn, hai chiếc ghe nhỏ bơi ra, áp sát chiếc thuyền và bốc hàng đưa vào bờ. Ở trên bờ, chừng vài chục cửu vạn đang chờ sẵn để bốc hàng xe Mink chở về nhà.
Theo lời của anh bạn thì hàng này chủ yếu của Thái Lan, được quá cảnh sang Lào và thâm nhập vào Việt Nam. Từ bến đò này chừng 4 cây số là kho hàng Đào Hương, kho này nằm sát bến sông nên rất thuận tiện cho việc giải phóng hàng hoá bằng đường thuỷ.
Một lô hàng tập kết bên Quốc lộ 9 chờ xe về Đông Hà |
Con sông Sê Pôn chảy sang hướng Lào còn hàng lậu thì chảy ngược! Hàng ngày vẫn có hàng chục chiếc đò do người Lào cầm lái lần lượt cập bến Duy Tân, Xuân Phước, Tân Thành hay Tân Long dọc theo các xã, thị trấn vùng biên rồi được tập kết dọc đường 9 và xuôi về đồng bằng.
Đang say sưa nhìn đội cửu vạn làm việc thì chợt có tiếng gọi: “Ê, tụi bây làm gì đó?” - Một thanh niên vạm vỡ đứng đằng xa chỉ về hướng chúng tôi. Không kịp nói nhiều, anh bạn bảo tôi cứ thế mà chạy về phía đường mòn. Ra đến đường cái rồi mà người lạnh toát mồ hôi…
…xuôi về quốc lộ 9
Hàng lậu được các “quái xế” vận chuyển ra các kho ở gần chợ, bến xe rồi bóc tách ra, gói thành những bao nhỏ. Những chiếc xe 12 chỗ, 24 chỗ, 30 chỗ cứ thế ghé vào và bốc hàng lên, bỏ vào những ngóc ngách mà nếu không tinh ý thì chẳng bao giờ biết được.
Ở những quán nước, quán cơm nằm gần bến xe, bề ngoài thì vẫn nhộn nhịp phục vụ các thực khách, nhưng bên trong là những kho hàng với nhiều phụ nữ đang miệt mài ngồi gói gém, bóc tách thành những gói nhỏ để chờ bạn hàng đến mang đi.
Gặp chị Huệ nhà ở khóm Tây 9, thị trấn Lao Bảo đang chia nhỏ những cây thuốc lá hiệu Jet thành nhiều gói nhỏ, chị cho biết mấy hôm nay cơ quan chức năng làm ghê quá, bắt được là phạt nặng nên phải chia nhỏ hàng ra cho dễ giấu.
Chị cho biết, chị chỉ làm công cho chủ hàng, một mối hàng chị kiếm được 20 ngàn đồng. Một ngày chị được 5 mối như thế. Công việc cũng nhẹ nhàng, chỉ nhận hàng từ chủ bán, rồi chia nhỏ ra, đóng gói rồi đưa lên xe và giấu vào những chỗ đã được chủ xe báo trước.
Trên chuyến xe khách 12 chỗ ngồi, tôi đi từ Lao Bảo về Đông Hà và tận mắt chứng kiến sự nhộn nhịp, sôi động của những rô bốt hàng lậu, của “dân cua rạm” (thuật ngữ của dân địa phương để chỉ người buôn nhỏ lẻ) ở trên cung đường quốc lộ 9.
Dọc theo các xã như Tân Thành, Tân Long có sông Sê Pôn và đường 9 chạy qua, từng lô hàng được bốc lên một cách tinh vi, chúng được nhét đầy trong những người khách vừa vẫy xe lên.
Về địa phận Lương Lễ (đoạn cách cổng B - trạm Kiểm soát Liên Hợp chừng 300m) ông tài xế bảo: “Ai hàng nhiều thì cho xuống bớt, thuê xe thồ bo qua trạm”. Nói xong những “con rôbốt” nhảy xuống xe mang theo hàng xuống đường, từ đằng xa đám xe thồ, cửu vạn sà tới chất lên xe rồi phóng đi về hướng TP Đông Hà…
“Chú nhận cho em cái nồi cơm điện này nhé, giá 800 ngàn” - một chị rôbôt mang thuốc Jet đầy người nói như van nài. Tôi gật đầu thì chị bảo thêm: “Tý nữa qua trạm có sếp nào hỏi, chú cứ nói là đi du lịch ở Lao Bảo mua về xài. Không sao đâu!”.
Những xe 12 chỗ chạy tuyến Đông Hà – Lao Bảo như chiếc xe này chủ yếu là chở bạn hàng, còn khách vãng lai rất ít, do đó khi gặp một vị khách nào quần áo bảnh bao thì sẽ có người “nhờ cậy” bảo lãnh 1 cái nồi cơm điện hay 1 túi hàng mỹ phẩm…để qua trạm kiểm soát Liên Hợp.
Về đến bến xe Đông Hà, tôi đã ngỡ ngàng vì lượng hàng được giải phóng khỏi xe là rất lớn, đủ chủng loại. Từ hàng Thái đến hàng Việt. Một người khách trên xe cho tôi biết, hàng Việt Nam cũng được thẩm lậu đưa ngược về nội địa vì giá bán của các hàng hoá này ở khu thương mại Lao Bảo ít nhất rẻ hơn 10% (do khấu trừ thuế VAT) so với nội địa, chưa kể các loại thuế khác nếu có.
Theo Đinh Lăng
Dân Trí
Dân Trí