Mùa Vu lan và “vấn nạn” phóng sinh

Những chú chim kiệt sức trước khi được phóng sinh. (Ảnh: Tú Linh)
Những chú chim kiệt sức trước khi được phóng sinh. (Ảnh: Tú Linh)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những con chim bị cắt cánh, bị thương, bị bỏ đói chờ phóng sinh, những con rùa núi bị thả xuống nước, những con cá bị đổ xuống ao tù nước đọng... Đó là thảm cảnh của nhiều loài động vật trước “vấn nạn” phóng sinh mỗi mùa Vu lan.

Mỗi dịp rằm tháng bảy, nhiều người lại “đua” nhau đốt vàng mã và lạm dụng phóng sinh. Tại các chợ Hà Nội những ngày này thường bày bán la liệt các loại chim như: bồ câu, khuyên, chào mào, chích chòe, sáo, vẹt, yểng… Phần lớn đây là chim bẫy được ở các cánh rừng từ khắp nơi như: Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Ninh Bình, Thanh Hóa… được dồn về Hà Nội chờ người mua phóng sinh.

Một người đàn ông bán chim phóng sinh khoe: “Những ngày này, trung bình cửa hàng tôi bán hàng trăm con chim các loại, chủ yếu như bồ câu, chim én, chim sẻ giá từ 50 - 100 nghìn đồng/con tùy loại. Nhưng có nhiều người chơi sang mua hẳn khướu bạc má, họa mi, cu gáy có giá khoảng 500 - 700 nghìn đồng/con”.

Ở những phiên chợ chim nhộn nhịp này, dường như ít người đến thưởng chim và cũng ít nghe tiếng chim hót, chỉ thấy những tiếng đập cánh xao xác, khô khốc vào nan lồng. Người bán cắm cúi cắt cánh chim, để khi chim được phóng sinh không thể bay xa hoặc không cất nổi cánh. Sau khi nghi lễ phóng sinh hoàn tất, những người này có thể lại bắt những con chim đó nhốt vào lồng để... bán tiếp cho người khác. Qua nhiều lần mua đi bán lại, có con chim bị thương, nằm thoi thóp, hoặc chết đói, chết khát rồi bị quăng ra đường.

Không ít người chuộng phóng sinh rùa vì cho rằng sẽ được trường sinh, nhưng loài này rất khó sống khi không ở trong điều kiện thích hợp. Nhiều loài rùa núi lại bị phóng sinh xuống ao chùa và chết sau vài ngày. Đặc biệt, nhiều loài trong đó được xếp vào nhóm loài đặc biệt nguy cấp và được pháp luật bảo vệ.

Cứ như vậy, chim, rùa, cá, ốc và rất nhiều động vật khác đã bị hành hạ khi biến thành “công cụ” cho lễ phóng sinh.

Vậy phóng sinh như thế nào cho đúng? Theo giáo lý nhà Phật, khi gặp con vật đang bị nạn, như: cá bị mắc cạn, rùa, chim chuẩn bị đem đi giết để làm thực phẩm... mọi người thương xót, mang lòng từ bi cứu các con vật, giúp chúng trở về nơi nó sinh tồn. Mọi người cần nắm rõ môi trường cũng như điều kiện sống của chúng để bảo đảm rằng sau khi phóng sinh, những con vật này có thể tiếp tục sống lâu dài. Khi thực hiện phóng sinh, cần thao tác nhanh gọn rồi thả loài được phóng sinh đi ngay, tránh để chúng bị tù túng, ngột ngạt, gây cảm giác sợ hãi.

Sư thầy Thích Trí Thịnh - Phó Trưởng Ban Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình, trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng nhắn nhủ: “Khi bàn về nghĩa bóng, phóng sinh là phóng thích những cái tâm ô uế như cái tâm tham, cái tâm đố kị, cái tâm hơn thua, cái tâm thù hận... ra khỏi con người mình để mình được tự do. Tự nhiên cuộc sống sẽ trở nên bình yên, an lạc. Còn mình để những cái tâm đó trong lòng thì những người gần mình cũng sinh ra thù hận, tạo ra cho họ sự thù hận. Ý nghĩa sâu xa của việc phóng sinh trong đạo Phật là như vậy, chứ không phải là mua nhiều rùa, chim, con cá rồi đem đi phóng sinh”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Diễu hành thuyền hoa trên sông Hương mừng đại lễ Phật đản

Hoa đăng được thả trên sông Hương. Ảnh: Võ Thạnh
(PLVN) - Trong ba đêm 13 - 15/4 Âm lịch (ÂL), 32 thuyền hoa sẽ diễu hành trên sông Hương mừng đại lễ Phật đản Phật lịch 2568. Đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tuần lễ Phật đản năm nay sẽ không có xe hoa trên đường như mọi năm, thay vào đó là 32 thuyền hoa do các đơn vị trực thuộc, các chùa tham gia diễu hành trên sông Hương.

Bùng nổ xu hướng… “chữa lành”

Đôi khi sống chậm và giản đơn đã là sự “chữa lành”. (Ảnh minh họa chụp màn hình)
(PLVN) - Những ngày gần đây, khi nhà nhà đi du lịch đều gán cho chuyến đi với tên gọi “chữa lành”. Trào lưu “chữa lành” phổ biến tới mức, ngành du lịch thống kê có khoảng 9 triệu lượt khách tham gia “chữa lành” dịp lễ vừa qua, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước…

Đại lễ Quốc gia tri ân các anh hùng liệt sĩ

Đại lễ Quốc gia tri ân các anh hùng liệt sĩ (Ảnh: phatsuonline.vn)
(PLVN) - Sáng ngày 10/5/2024, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Cầu siêu tưởng niệm các anh linh Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...

Một thoáng rạ rơm

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Khi những hạt thóc căng mẩy màu vàng ươm đu mình cùng uốn cong thân lúa là lúc vào mùa gặt. Chiếc máy gặt đập liên hoàn hăng hái chạy những đường vòng đều đặn từ đầu ruộng đến cuối ruộng, từ ruộng này sang ruộng khác.

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc

Vị sư hơn 30 năm "gieo" chữ cho con em ở phum sóc
(PLVN) - Trong không khí tưng bừng đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phóng viên Báo PLVN có dịp đến thăm Hòa thượng Hữu Hinh - Trụ trì chùa Ghositaram (còn gọi là chùa Cù Lao). Một ngôi chùa Khmer cổ đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu Long tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Một số điểm mới giúp hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Ảnh minh họa!
(PLVN) - Nghị định số 95/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời đã có nhiều điểm mới nổi bật hơn so với Nghị định 162/2017, góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thời gian tới...