Mùa tựu trường ở nước Mỹ: Hy vọng xen lẫn âu lo

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nỗi sợ hãi về bệnh tật, nỗi hoang mang về việc phải quay trở lại học trực tuyến, sự hào hứng khi được quay lại trường, niềm hy vọng về một năm học mới bình yên trôi qua,… Tất cả những nỗi niềm lo lắng, lạc quan đan xen là tâm lý hiện hữu của rất nhiều người Mỹ hiện nay khi bước vào năm học mới.

Mặt nạ hay không mặt nạ tại học đường?

Mùa tựu trường ở bang Texas (Mỹ), thống đốc bang mới đây thông báo không bắt buộc đeo mặt nạ tại các trường học và yêu cầu các học sinh đi học trở lại tại trường. Điều này không khỏi dấy lên sự lo lắng từ phía các phụ huynh và giáo viên, về nguy cơ dịch bệnh dễ lây lan nhanh hơn.

Lindsey Contreras là một bà mẹ hai con sống tại bang Texas, đứa con lớn của cô mới 11 tuổi – chưa đủ 12 tuổi để được tiêm chủng vắc xin và đang đi học tại Trường Trung học Allen. Cô trả lời tờ Texas Tribute: “Không đeo mặt nạ trong học đường? Tôi cảm thấy gần như tuyệt vọng vì không thể bảo vệ được con của mình trước dịch bệnh”. Theo đó, hai công cụ chính để chống lại dịch bệnh hiện nay tại Mỹ là mặt nạ và vắc xin.

Theo đó, Lakeisha Patterson – một giáo viên dạy lớp ba ở Trường Tiểu học Deer Park – cũng đồng cảm với nỗi lo lắng của Contreras. Cô cho biết, các học sinh và hai đứa con của cô còn quá nhỏ để được tiêm phòng. Điều đó khiến việc cho chúng đi học tại thời điểm này thật đáng sợ. Lớp học của cô có 20 học sinh chưa được tiêm chủng và không đeo mặt nạ. Mặc dù bản thân đã tiêm vắc xin nhưng cô vẫn lo lắng về việc có khả năng nhiễm bệnh và sẽ lây cho gia đình, bao gồm cả hai đứa con nhỏ. Contreras và Patterson cũng như nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế, giáo viên và đông đảo cư dân khác đang kêu gọi sự ủng hộ để xin thống đốc bang thắt chặt yêu cầu bắt buộc phải đeo mặt nạ ở các trường học, mọi lúc mọi nơi để tránh sự lây lan của virus.

Nếu tình hình không thay đổi, Lindsey Contreras cho biết, cô sẽ cho con trai học tại nhà – một quyết định khó khăn vì cả hai vợ chồng đều đi làm toàn thời gian. Contreras nói rằng: “Tôi không biết phải làm gì khác, tôi không còn lựa chọn nào khác”.

Theo kết quả kiểm tra tiêu chuẩn do Cơ quan Giáo dục Texas công bố mới đây, việc học trực tuyến trong đại dịch đã khiến cho sức học của học sinh giảm sút đáng kể so với trước đây. Ủy viên Giáo dục Texas – Mike Norath cho biết quyết định của bang Texas cho học sinh đi học trở lại tại trường đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng thất học, lực học giảm sút.

Đáng nói, theo dữ liệu của tiểu bang Texas, chưa đến một phần tư trẻ em từ 12 đến 15 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Bên cạnh đó, chưa có loại vắc xin nào được chấp thuận tiêm cho học sinh dưới 12 tuổi. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, tổ chức Texas Children đã thống kê có hơn 15.000 trẻ em mắc COVID-19, 10% trong số đó cần phải nhập viện điều trị tích cực. Năm nay, số trẻ em nhiễm COVID-19 có xu hướng tăng nhanh trong tháng 6 và 7 vừa qua. Khi trường học mở lại, tỷ lệ này có thể sẽ gia tăng.

Còn về tỷ lệ giáo viên dương tính với virus cũng đạt đỉnh điểm vào giữa tháng 1/2021 ở tiểu bang Texas, với con số lên tới 5.825 người chỉ trong ngày 10/1/2021. Trong cùng tuần đó, có 10.487 học sinh, sinh viên cho kết quả dương tính. Theo đó, nhiều giáo viên đã lựa chọn nghỉ hưu sớm hoặc nghỉ việc để ngăn ngừa sự lây lan virus.

Mặt khác, Joanna Fernandez có cậu con trai 9 tuổi hiện đang học tại Trường Tiểu học San Antonio mong muốn có nhiều lựa chọn hơn, đặc biệt đối với những trẻ em có nguy cơ sức khoẻ tiềm ẩn và tình trạng thể chất đặc biệt. Cô nói rằng, cho đến khi tình hình được cải thiện, cô vẫn sẽ cho con mình học ở nhà. Nhưng trường hợp của Fernandez là rất hi hữu bởi vì con của cô là trẻ em có thể chất đặc biệt và cô đã từng là giáo viên giáo dục đặc biệt; vì vậy, cô có thể hỗ trợ cho con mình ngay tại nhà. Trong khi đó, các lớp học trực tuyến phần lớn không phải là lựa chọn của nhiều phụ huynh khác ở cùng tiểu bang.

Ở thành phố Dallas (bang Texas), Nora Milan – phụ huynh của đứa con trai 11 tuổi đang theo học lớp năm tại Trường Tiểu học Jack Lowe – lo lắng nhìn cậu con trai August của mình “vật lộn” với chiếc mặt nạ. Trường Tiểu học Jack Lowe là một trong 46 trường học ở Dallas khai giảng sớm nhằm bổ sung nhanh chóng những ngày học tập khuyết thiếu cho học sinh. Cô rất vui mừng khi con trai được trở lại trường sau một thời gian học tại nhà, cậu nhóc thường xuyên mất tập trung. Tuy nhiên, Milan rất lo lắng về tình hình dịch bệnh. Cô nhắc đi nhắc lại với August rằng “phải liên tục đeo khẩu trang và rửa tay càng nhiều càng tốt”.

Hy vọng trong lo lắng

Theo US News, một phần tư học sinh trường công của Mỹ quay trở lại lớp học trong thời gian qua mặc dù đại dịch vẫn tiếp diễn. Cũng như Texas, ở các tiểu bang khác như Arizona, Mississippi, Hawaii, Georgia, Tennessee…, phần lớn học sinh quay lại học trực tiếp, toàn thời gian, năm ngày một tuần. Hiện, các nhà chức trách, nhà quản lý, các nhà giáo dục và phụ huynh vẫn đang “nín thở” trông chờ các diễn biến tiếp theo. Bất cứ lúc nào dịch chuyển biến phức tạp, trường học cũng có thể phải đóng cửa ngay lập tức, học sinh được yêu cầu trở về nhà học trực tuyến.

Đơn cử là vụ việc hơn 900 sinh viên và nhân viên trong một trường học tại hạt Marion ở bang Arkansas đang phải cách ly chỉ vài ngày sau trường học bắt đầu bởi dịch bệnh bùng phát. Hay các trường học ở bang Alabama đã yêu cầu học sinh từ mẫu giáo đến lớp 6 học trực tuyến vào “phút chót” trước khi nhập học; thành phố Birmingham của bang này áp dụng bắt buộc học trực tuyến cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12. Một số địa phương khác trong tiểu bang Alabama còn khẳng định việc học trực tiếp sẽ chỉ bắt đầu khi có vắc xin cho tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học.

Còn tại thành phố Las Vegas (bang Nevada), các học sinh Trường Tiểu học Matt Kelly đã được chào đón trở lại từ ngày 9/8 trong tiếng chúc mừng hoan hỉ của giáo viên, phụ huynh. Thậm chí, chiếc thảm đỏ còn được trải dài từ lễ đường nhà trường đến phòng ăn sáng, trong tiếng nhạc tưng bừng và đủ loại bánh kẹo hấp dẫn đón mừng ngày tựu trường, theo tờ Washington Post. Nhưng tất nhiên, bên cạnh sự lạc quan, Tina Williams có con trai theo học tại đây cảm thấy vô cùng lo lắng: “Các phòng học nhỏ và không được thông thoáng cho lắm. Đây là một yếu tố khiến bệnh dịch dễ lây lan”. Cô ủng hộ việc đeo mặt nạ trong khuôn viên trường nhưng Levi Williams – con trai cô, không mấy hào hứng. “Đeo mặt nạ liên tục trong nhiều giờ sẽ khiến cậu nhóc mệt mỏi. Tôi luôn nhắc cháu đừng tháo ra. Bởi một khi tháo ra, cháu sẽ không muốn đeo lại nữa”, cô cho biết.

Melissa McNally, giáo viên dạy năng khiếu tại Trường Tiểu học Ferron (Las Vegas) cũng cho biết, với kinh nghiệm 20 năm giảng dạy, việc dạy học trong mùa dịch ngày càng trở nên khó hơn. “Tôi đã phải thay đổi hoàn toàn chương trình của mình”, cô nói. Khi trao đổi với phụ huynh của một số học sinh, cô nhận thấy rất nhiều người không muốn cho con quay lại lớp học trực tiếp, bên cạnh những phụ huynh khác hào hứng đưa con trở lại trường lớp với một sự cẩn trọng nhất định. Tuy nhiên, McNally và các đồng nghiệp đều lạc quan với việc trường học mở cửa trở lại và đặt mục tiêu làm cho năm học tới diễn ra một cách bình thường nhất có thể cho các em học sinh. Cô chia sẻ: “Tôi rất vui khi được trở lại học đường và gặp lại những gương mặt quen thuộc. Tôi mong muốn đây sẽ là một năm kỳ diệu đối với tất cả các em học sinh”.

Mặt khác, tại Trường Trung học Brentwood ở hạt Williamson, phía nam thành phố Nashville (bang Tennessee), các học sinh cũng đã bắt đầu đi học vào khoảng đầu tháng 8. Hiệu trưởng Kevin Keidel cùng các thầy cô trong trường đứng ở cửa chào đón các em bước vào năm học mới. Tyson Moody, 15 tuổi, học sinh năm hai và cũng như tất cả các bạn học của mình đều hào hứng trở lại trường. Moody mong muốn được bình yên học hết năm nay và được chơi thể thao. Trong khi hầu hết các học sinh không đeo khẩu trang hay mặt nạ, Moody cho rằng điều đó hoàn toàn bình thường. Cậu bé nói: “Nếu ai đó muốn đeo mặt nạ thì cứ làm. Hành động đó không phải là chính trị, mà chỉ là phép lịch sự cộng đồng”.

Đọc thêm

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới

Loạt tín hiệu vui đầu năm mới trên thế giới
(PLVN) - Thế giới đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, từ phiên đấu giá cá ngừ vây xanh lập kỷ lục tại Nhật Bản, tỷ lệ sinh tăng trở lại sau gần một thập kỷ tại Hàn Quốc, đến chương trình khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân sắp triển khai tại Indonesia. Đặc biệt, câu chuyện bé trai Zimbabwe sống sót kỳ diệu sau 5 đêm lạc trong công viên hoang dã đã truyền cảm hứng mạnh mẽ, với niềm tin vào những điều tốt đẹp...

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới

Liên tiếp tai nạn kinh hoàng trên thế giới những ngày đầu năm mới
(PLVN) - Những ngày đầu năm mới 2025 chứng kiến loạt thảm họa và tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới, từ động đất ở Ethiopia, cháy nổ ở Ấn Độ và Trung Quốc, đến các vụ xả súng và tai nạn giao thông kinh hoàng tại Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc). Mỗi sự cố đều để lại hậu quả nặng nề, cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây ra tổn thất lớn về vật chất.

Tấn công khủng bố kinh hoàng đầu năm mới tại Mỹ

Hiện trường vụ đâm xe. (Ảnh: NBC News)
(PLVN) - Một vụ tấn công kinh hoàng đã xảy ra tại Bourbon Street, khu phố Pháp nổi tiếng của New Orleans vào ngày đầu năm mới. Một người đàn ông đã lái xe tải lao thẳng vào đám đông, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đang được điều tra như một hành động khủng bố, gây chấn động cả nước Mỹ.

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm

Tai nạn thảm khốc liên tiếp trên thế giới vào tuần cuối của năm
(PLVN) - Những ngày cuối cùng của năm 2024 chứng kiến loạt tai nạn chấn động trên thế giới, từ vụ va chạm tàu hỏa tại Mỹ, tai nạn máy bay ở Hàn Quốc, đến các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn ở Bangladesh, cá mập tấn công người ở Australia và vụ nổ nhà máy thuốc nổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi sự kiện đều gây mất mát lớn về người và tài sản, nhắc nhở chúng ta chú ý, tăng cường hơn các giải pháp bảo đảm an toàn...

Hành trình vaccine từ phòng thí nghiệm đến mũi tiêm

Ấn Độ đã trở thành trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng vaccine toàn cầu. (Ảnh: Viện Huyết thanh Ấn Độ - npr.org)
(PLVN) - Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch COVID-19, sự ra đời của vaccine là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của y học, mang lại hy vọng và sự sống cho hàng triệu người trên thế giới. Dù vậy, ít ai hiểu rõ câu chuyện đằng sau mỗi liều vaccine là những năm tháng nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất miệt mài. Đó là một quá trình dài hơi, đòi hỏi không chỉ sự chính xác khoa học mà còn cả những cam kết về an toàn, đạo đức và hợp tác quốc tế.