“Mùa thu yêu thương” - dự án ấm áp của học sinh mái trường mang tên Bác

Học sinh lớp 11D2 trường Nguyễn Tất Thành giao lưu văn nghệ cùng các em nhỏ khuyết tật ở Trung tâm Thụy An.
Học sinh lớp 11D2 trường Nguyễn Tất Thành giao lưu văn nghệ cùng các em nhỏ khuyết tật ở Trung tâm Thụy An.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày cuối thu nắng vàng như rót mật, học sinh của trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành đã mang “Mùa thu yêu thương” về với Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An (Ba Vì - Hà Nội).

Sự sẻ chia ấm áp

Mùa Thu yêu thương là dự án vì cộng đồng do học sinh lớp 11D2 trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành tổ chức. Thực hiện dự án lần này, với sự hỗ trợ của các phụ huynh, các em học sinh đã mang tặng Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An 150 xuất quà trị giá 12.136.000 đồng và nhiều hiện vật như: 10 chiếc quạt hơi nước, mì tôm, bột canh, mì chính, bánh kẹo…

Phát biểu tại Trung tâm Thụy An, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trưởng trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành nói: “Những món quà cha mẹ và học sinh lớp 11D2 trường Nguyễn Tất Thành mang đến đây thể hiện sự quan tâm và tình yêu của chúng tôi với các em nhỏ, người khuyết tật tại Trung tâm Thụy An. Hoạt động này thể hiện trách nhiệm của học sinh trường Nguyễn Tất Thành đối với cộng đồng, xã hội. Những hoạt động vì cộng đồng giúp học sinh trường Nguyễn Tất Thành trân trọng hơn cuộc sống của chính mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, các em sẽ thấy biết ơn cha mẹ, biết ơn cuộc sống vì mình khỏe mạnh, mình có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động giáo dục có ý nghĩa, để đóng góp thật nhiều cho cộng đồng.

Tham gia các hoạt động tại Trung tâm Thụy An cùng học sinh trường Nguyễn Tất Thành là các học sinh đến từ Đan Mạch. Nhà trường đã kết nối các học sinh của trường Frederiksborg, Đan Mạch để cùng tham gia dự án vì cộng đồng nhằm lan tỏa tới bạn bè quốc tế về tình cảm ấm áp của người Việt Nam dành cho nhau. Về những nét đẹp trong văn hóa tương thân tương ái của người Việt Nam.”

Tiến sĩ Thu Anh cũng xúc động chia sẻ: “Hôm nay, tôi được chứng kiến một sân khấu với 3 người dẫn chương trình, đó là một học sinh Việt Nam nói tiếng Việt Nam, một học sinh Việt Nam nói tiếng Anh để các bạn người Đan Mạch có thể hiểu được nội dung chương trình và một người dẫn chương trình là thầy giáo, cựu học sinh của Trung tâm – phiên dịch cho trẻ em khiếm thính. Sân khấu của ngày hôm nay đã tạo cho tôi một cảm xúc rất đặc biệt. Ở nơi này, tất cả chúng ta với những hoàn cảnh rất khác nhau, với những điều kiện sức khỏe khác nhau, nhưng chúng ta có thể hiểu nhau, cùng cảm nhận tình cảm ấm áp chúng ta dành cho nhau. Đó là điều tuyệt vời nhất của cuộc đời.”

Ông Nguyễn Ngọc Tân - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An - trao thư cảm ơn thầy trò trường Nguyễn Tất Thành.

Ông Nguyễn Ngọc Tân - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An - trao thư cảm ơn thầy trò trường Nguyễn Tất Thành.

Bày tỏ lòng cám ơn và sự xúc động trước tình cảm của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trường Nguyễn Tất Thành, ông Nguyễn Ngọc Tân - Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An – phát biểu: "Trong 20 năm làm việc tại Trung tâm, chưa bao giờ tôi chứng kiến một buổi tặng quà xúc động như hôm nay. Buổi giao lưu hôm nay cũng là một trong những chương trình phục hồi chức năng về tinh thần cho người khuyết tật. Buổi giao lưu cũng giúp cho cán bộ Trung tâm, các trẻ em ở nơi này có thêm nhiều niềm vui và những niềm tin vào tương lai."

Dự án bền vững của học sinh mái trường mang tên Bác

Hoạt động giáo dục vì cộng đồng của trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành được triển khai từ nhiều năm nay với mục tiêu giáo dục giáo dục học sinh lòng nhân ái, biết yêu thương, sẻ chia với các hoàn cảnh khó khăn và trách nhiệm với cộng đồng. Học sinh ở các lớp cùng nhau lập kế hoạch và thực hiện dự án vì cộng đồng. Các em đã rất sáng tạo và năng động khi thiết kế và triển khai các dự án vì cộng đồng của lớp học.

Rất nhiều dự án đã được triển khai thành công. Ví dụ: dự án thu gom rác thải trong lớp học, dự án bán phong bao lì xì dịp Tết Nguyên đán, dự án bán các đặc sản địa phương... Từ việc chỉ quyên góp được một số tiền rất nhỏ mỗi năm, đến nay, trường Nguyễn Tất Thành có thể quyên góp được gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Điều đó cho thấy sự phát triển về năng lực hợp tác của học sinh, khả năng huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia dự án vì cộng đồng của trường Nguyễn Tất Thành đã phát triển rất tuyệt vời.

Trong tất cả các hành trình vì cộng đồng của trường Nguyễn Tất Thành đều có sự tham gia và giám sát sát sao của cha mẹ học sinh.

Trong tất cả các hành trình vì cộng đồng của trường Nguyễn Tất Thành đều có sự tham gia và giám sát sát sao của cha mẹ học sinh.

Được biết, để triển khai các dự án vì cộng đồng, đích thân Hiệu trưởng tham gia hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm và học sinh lập kế hoạch và tổ chức hoạt động. Học sinh các lớp đã phát triển dự án bằng rất nhiều hoạt động rất sáng tạo. Số tiền học sinh làm ra đã được dùng để xây lớp học cho trẻ em ở trường Cao Bồ - Vị Xuyên; Tặng cho các y bác sỹ, các chiến sỹ ở đồn Biên phòng Hà Giang trong cao điểm chống dịch COVID-19; Tặng các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; Tặng các bệnh nhân ung thư là giáo viên, con em giáo viên đang điều trị tại bệnh viện Huyết học và truyền máu trung ương; Tặng các học sinh nghèo ở Đăk Lăk...

“Rất nhiều các dự án vì cộng đồng đã được triển khai trong suốt 8 năm qua. Hoạt động vì cộng đồng đã tặng cho chúng tôi rất nhiều niềm vui, niềm hạnh phúc, cho chúng tôi niềm tin rằng tất cả các thầy giáo, cô giáo, học sinh trường Nguyễn Tất Thành sẽ tiếp tục nỗ lực để phát triển dự án, cho chúng tôi niềm vui là các em học sinh đang đón đợi những dự án tiếp theo bởi mỗi học sinh của Nguyễn Tất Thành luôn thể hiện mình là người có ích, người tử tế.” – Tiến sĩ Thu Anh tâm sự.

Những bài học từ cuộc sống

Dự án vì cộng đồng của trường Nguyễn Tất Thành không chỉ có ý nghĩa với những được tặng quà và người được nhận quà, cô Hà Song Hải Liên, giáo viên chủ nhiệm lớp 11D2 nhận định: Dự án vì cộng động của trường Nguyễn Tất Thành là một chương trình rất bổ ích cho giáo viên và học sinh. Bản thân cô, trong mỗi bài học, mỗi câu chuyện với học trò, cô luôn lồng ghép vào đó những câu chuyện thực tế từ những nơi nhà trường đã thực hiện các dự án vì cộng đồng. Đó là câu chuyện của những em bé vùng cao không có dép, câu chuyện buồn của những số phận phụ nữ và trẻ em ở nơi có bản trường ca Tây Nguyên đẹp đẽ…. những câu chuyện thương cảm đó được lồng ghép tự nhiên, khơi gợi ở các con lòng trắc ẩn, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, sự sẻ chia cho những số phận kém may mắn hơn mình.

Các em học sinh trường Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến bàn tay khéo léo của trẻ em khuyết tật đã làm ra các sản phẩm thủ công đẹp mắt.

Các em học sinh trường Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến bàn tay khéo léo của trẻ em khuyết tật đã làm ra các sản phẩm thủ công đẹp mắt.

Trực tiếp quyên tiền cho dự án, trực tiếp đi tặng quà, gặp gỡ những em nhỏ vùng cao, đến thăm các bệnh nhân ung thư, gặp gỡ những số phận kém may mắn hơn mình, sau mỗi dự án các con được giáo dục về tinh thần yêu lao động, biết yêu cuộc sống, lòng vị tha. Những dự án khiến các em trân trọng cuộc sống, trân trọng tình yêu thương.”

Lý giải về sự lan tỏa của chương trình vì cộng đồng tới cha mẹ học sinh trường Nguyễn Tất Thành, cô Hải Liên cho biết: “Trường Nguyễn Tất Thành đã tạo được niềm tin rất lớn ở học sinh và phụ huynh học sinh trong các dự án vì cộng đồng. Có được điều đó là bởi trong tất cả các hành trình vì cộng đồng, chúng tôi đều có sự tham gia và giám sát sát sao của cha mẹ học sinh. Phụ huynh tận mắt chứng kiến những cảnh đời đáng thương, những đứa trẻ bất hạnh, những cơ sở vật chất sập xệ, và họ thấy rằng đồng tiền của mình đã đến đúng nơi, đúng chỗ cần đến. Đặc biệt, các dự án vì cộng đồng của trường Nguyễn Tất Thành luôn được tổ chức bài bản và trách nhiệm Chúng tôi phải quay lại để kiểm chứng hiệu quả của những việc mình đã làm. Chúng tôi không đưa tiền một cách hình thức, mà cụ thể xem nơi đó đang cần gì, thiếu gì. Ví dụ như cần một phòng học, cần một nhà vệ sinh, cần một sân chơi, một bể nước…. Chúng tôi sẽ tặng cụ thể những thứ đó.”

Hào hứng với các sản phẩm do các em ở Trung tâm Thụy An làm ra.
Hào hứng với các sản phẩm do các em ở Trung tâm Thụy An làm ra.

Cùng tham gia chương trình Vì cộng đồng với các học sinh tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An, bà Vân Anh – Trưởng ban phụ huynh học sinh lớp 11D2 tâm sự: Đây là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời. Việc các con của chúng tôi được trực tiếp đến, cảm nhận và chia sẻ với những bạn nhỏ, những người gặp hoàn cảnh khó khăn ở Trung tâm này chính là một cơ hội để các con có ý thức hơn, cảm nhận đc rõ hơn và biết trân trọng cuộc sống hiện tại của mình hơn nữa.’

Lớp học làm hoa nhựa, vẽ tranh bút lửa tại Trung tâm Thụy An.

Lớp học làm hoa nhựa, vẽ tranh bút lửa tại Trung tâm Thụy An.

Trong chương trình Mùa thu yêu thương lần này, thầy cô và học sinh trường Nguyễn Tất Thành đã đến tận nơi thăm các lớp làm hoa nhựa, làm hương, khu may mặc, khu sản xuất tranh đá quý, tranh bút lửa,…của Trung tâm Thụy An. Chứng kiến sự khéo léo và ý chí vượt khó của các bạn học sinh khuyết tật, thầy và trò trường Nguyễn Tất Thanh mang theo lòng ngưỡng mộ và sẻ chia để tiếp tục ấp ủ kế hoạch cho các dự án tiếp theo tới những vùng đất xa xôi, những mảnh đời kém may mắn./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.