Mua suất vào trường: Bỏ tiền phải cố học cho xong

Cùng một lớp, nhưng số tiền “lót tay” của mỗi bạn không giống nhau, tùy thuộc vào các “cò” hét giá bao nhiêu. Học sinh ở các tỉnh xa, thông qua nhiều khâu nên giá tăng dần theo cấp số nhân.

Cùng một lớp, nhưng số tiền “lót tay” của mỗi bạn không giống nhau, tùy thuộc vào các “cò” hét giá bao nhiêu. Học sinh ở các tỉnh xa, thông qua nhiều khâu nên giá tăng dần theo cấp số nhân. >> 200 triệu đồng một suất đại học Hiện nay có nhiều cò chạy trường đưa ra những lời giới thiệu, quảng cáo có thể chạy vào tất cả các trường từ Trung cấp đến Đại học. Với các mức tiền vài chục, đến vài trăm triệu đồng một suất. Đồng thời, đại diện một số trường cũng đã khẳng định, “không có chuyện bỏ tiền để chạy vào trường”. Để có cái nhìn thực tế hơn về việc bỏ tiền mua suất học hiện nay (chạy trường), chúng tôi đã tìm đến một số trường, trung tâm đào tạo… và gặp một số sinh viên đi học theo hình thức này.
Thông tin tuyển sinh vào trường TC Y-Dược Bắc Ninh tràn lan trên các trang rao vặt
Thông tin tuyển sinh vào trường TC Y-Dược Bắc Ninh tràn lan trên các trang rao vặt
Trường một nơi, học một chốn Các bạn sinh viên chúng tôi gặp đều thẳng thắn thừa nhận, mình và hầu hết các bạn trong lớp đều phải bỏ tiền để mua suất, không nhiều thì ít. Bạn ở tỉnh xa, thông qua nhiều khâu nên số tiền tăng lên theo cấp số nhân. “Lớp mình có 65 bạn, như mình được biết thì tất cả đều phải bỏ ra một số tiền mới được vào học. Bạn ít nhất là 2 đến 3 triệu, cũng có bạn phải mất hơn 40 triệu mới được. Như mình cũng phải mất 10 triệu đấy”, bạn N.V, sinh viên trường Trung cấp Y - Dược Bắc Ninh thừa nhận. Tuy là trường Trung cấp Y - Dược của tỉnh Bắc Ninh, để “tạo điều kiện” học thuận lợi cho sinh viên, trường này đã thuê địa điểm học tại Trung tâm dạy nghề Thanh Trì (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Và trong tương lai, lượng tuyển sinh tăng nhiều các khóa sau sẽ phải học tại hai địa điểm mới ở xã Đông Mỹ và thị trấn Văn Điển (Thanh Trì, HN). Trong vai một học sinh đi tìm hiểu thông tin tuyển sinh, sau khi vào gặp nhân viên văn phòng tuyển sinh để hỏi thông tin tuyển sinh, rồi ra ngồi quán nước ngay cổng trung tâm “nghe ngóng” tình hình. Chị Chuyên, bán nước ở cổng trường đồng thời là chủ một khu trọ gần Trung tâm trên chỉ dẫn: “Nếu vào học ở đây có bằng tốt nghiệp, hoặc không cũng không sao. Nếu có bằng cũng phải bỏ thêm 2 đến 3 triệu lót tay mới được, không vẫn trượt như thường. Nếu chưa có bằng, vẫn vào được, họ sẽ cho mình nợ bằng năm sau nộp, nhưng phải mất nhiều tiền hơn. Đấy là nộp trực tiếp ở đây, còn qua môi giới thì trời ơi lắm”.
Thông báo như thế này, nhưng để vào được trường phải mất từ vài triệu đến vài chục triệu
Thông báo như thế này, nhưng để vào được trường phải mất từ vài triệu đến vài chục triệu
Thấy tôi vẻ phân vân, chị nói thêm thêm: “Nhà chị giờ chỉ cho sinh viên học trường y ở đây trọ, vì chúng nó học cố định, ít chuyển. Nên chị chẳng lạ gì, bọn nó đều phải bỏ tiền mới vào được đấy”. Sau khi thông tư số 35/2006 của liên Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ quy định các trường đều được biên chế cán bộ y tế có hiệu lực, đã nổi lên phong trào cho con em đi học y. Vì thế, những trường TC, CĐ Y từ chỗ thiếu người học, mấy năm gần đây lại thành có giá, thi nhau tuyển sinh với mật độ 2-3 tháng/1 lớp. “Nhẩm ra, lớp mình hồi cấp 3 có tới 4 - 5 bạn chẳng thi cử gì. Nhà bỏ tiền để mua suất đi học y tại một số trường như Y Phú Thọ, Y Bắc Ninh, Y Thanh Hóa…” bạn Bích một cựu sinh viên từng phải bỏ 10 triệu để mua suất vào học hệ Trung cấp Trường Cao đẳng Y Phú Thọ cho biết.Tiền tăng theo từng km Theo bạn N.V, tất cả các bạn trong lớp hiện nay đa phần đến từ các tỉnh như Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hóa… xa nhất có bạn từ Đắk Lắk. Còn không có bạn nào người Hà Nội. Còn theo chị Chuyên, người nào đến nộp hồ sơ tại trường thì chỉ mất 2 đến 3 triệu gọi là “bồi dưỡng” cho cán bộ xét tuyển. Một số đi theo đường dây từ Thành Hóa, Nghệ An, Quảng Bình… phải mất hơn 10 triệu. Đặc biệt, có bạn từ Đắk Lắk, Kon Tum ra đây học còn phải mất 40-50 triệu đấy.
Tin nhắn của "cò" tên Dương về giá tiền cho một suất vào học hệ Trung cấp tại trường  CĐ Y Phú Thọ
Tin nhắn của "cò" tên Dương về giá tiền cho một suất vào học hệ Trung cấp tại trường  CĐ Y Phú Thọ
Để tìm hiểu thêm về những sự chênh lệch này, chúng tôi đã hỏi được với một số cò chuyên chạy trường tại Hà Nội. Một cò có số điện thoại 0988585xxx, phát giá cho trường Trung cấp Y -Dược Bắc Ninh: Hệ Y sỹ đa khoa là 3,8 triệu đồng/suất, với ngành Dược là 1,5 triệu đồng/suất. Lần hỏi một cò khác có tên là Dương, ở một trung tâm khuyến học đóng tại Thanh Xuân (HN, số điện thoại 0948483xxx), anh này ra giá cho hệ Trung cấp tại trường CĐ Y Phú Thọ là 6 triệu đồng/suất học Dược, hoặc Y sỹ đa khoa. Tất cả các cò đều kèm theo điều kiện “không nhận hồ sơ qua đường bưu điện”. Ngoài ra, các sinh viên còn cho biết, điều kiện học tại các cơ sở này đều “có vấn đề”. Bạn N.V lấy ví dụ, lớp có hơn 60 người, nhưng chỉ có 3 - 4 máy đo huyết áp, thành ra bạn nào “nhanh nhẹn” thì giành được. Bạn nào chậm chân đành đứng nhìn. Học bằng quan sát là chính, thực hành chẳng được bao nhiêu. “Chẳng đâu như trường mình, cho sinh viên về bệnh viện huyện thực tập hơn 5 tháng. Mà đâu phải vì tạo điệu kiện cho sinh viên có thời gian thực tập, chủ yếu là họ muốn lấy địa điểm cho các khóa sau học. Bạn tính, vài tháng trường lại tuyển một lớp mới, như thế lấy đâu ra đủ giảng đường” bạn Bích xót xa. Nhưng khổ nhất phải kể đến những sinh viên “trót” mua phải suất học theo hệ đào tạo liên kết. Trường tỉnh A liên kết với một trung tâm đào tạo ở tỉnh B để tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng. Mỗi năm, các sinh viên này lại phải mất vài tháng tập trung về trụ sở chính của trường đứng ra cấp bằng, để học thêm nghiệp vụ và thực hành. Như trường hợp của bạn T.H, đang theo học khoa Thư viện (thiết bị giáo dục) của trường CĐ Sư phạm Hải Dương, nhưng liên kết với một cơ sở đào tạo tại Thanh Hóa. Để có được suất học liên kết này, gia đình H đã phải bỏ ra 10 triệu. Vào học rồi H mới biết, học chính là ở Thanh Hóa, nhưng trước khi kết thúc năm học, lớp của H phải ra Hải Dương học thực hành từ 2 đến 3 tháng. “Vì liên kết nên cơ sở ở Thanh Hóa không có đủ dụng cụ thực tập, phòng thí nghiệm cũng như giảng viên hướng dẫn. Thành ra, học xong phần lý thuyết, đến phần thực hành là cả lớp lại kéo nhau ra Hải Dương vài tháng để học. Đi đi, về về loạn cả lên”, H giải thích. Tuy có những bất cập như vậy, nhưng hầu hết các bạn đã bỏ tiền ra mua suất, phải cắn răng theo đến cùng để lấy bằng, vì “đã trót mất tiền rồi”.
Theo Lê Việt
Bee

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.