Mùa nắng nóng chớ chủ quan với căn bệnh đột quỵ

Những ngày nắng nóng số người nhập viện điều trị, khám bệnh ngày càng tăng.
Những ngày nắng nóng số người nhập viện điều trị, khám bệnh ngày càng tăng.
(PLO) - Dưới sự chuyển biến bất thường và khắc nghiệt của thời tiết nắng nóng gần đây, nguy cơ tử vong do đột quỵ ở người trẻ tuổi, người trung niên và cao tuổi tăng cao ở mức báo động. Tuy nhiên, điều nguy hiểm nhất là với người dân đột quỵ  khó được chẩn đoán chính xác và cấp cứu kịp thời do các triệu chứng của đột quỵ dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của say nắng, trúng gió nên không ít trường hợp nhập viện cấp cứu trong tình trạng quá muộn. 

Chủ quan vì chỉ nghĩ đau đầu thông thường

Số lượng bệnh nhân nhập viện vì nắng nóng tại các bệnh viện khu vực phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội tăng lên đáng kể. Thống kê từ Bệnh viện Nhi trung ương và Bệnh viện Bạch Mai cho thấy bệnh nhân nhập viện vì nắng nóng trong tuần qua đã tăng từ 5% đến 15% mỗi ngày, trong đó nhiều ca cấp cứu vì đột quỵ. Trước đây đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ không còn phụ thuộc vào lứa tuổi, có rất nhiều người trẻ bị đột quỵ.

Mới đây nhất, bà Hà Thị Thu H (59 tuổi, thường trú tại Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội) với công việc thường ngày là buôn bán ngoài chợ. Bà H có tiền sử huyết áp hơn 10 năm và vẫn uống thuốc đều. Trong mấy ngày thời tiết nắng nóng đỉnh điểm vừa qua, những cơn đau đầu hành hạ suốt nhưng bà H vẫn chủ quan nghĩ là bệnh đau đầu bình thường như nhiều năm qua nên chỉ uống thuốc huyết áp và vẫn đi chợ. Đột nhiên, vào buổi sáng bà có biểu hiện run tay không thể cầm được chai nước, sau đó bà ngã xuống, lập tức được gia đình đưa nhập viện cấp cứu trong tình trạng chảy máu não dẫn đến hôn mê sâu, nguy kịch.

Một bệnh nhân trẻ tuổi hơn, em Nguyễn Thị H (20 tuổi, quê Mỹ Đức – Hà Nội), đột nhiên đau đầu, gia đình nghĩ em bị đau đầu thông thường mua thuốc giảm đau cho em uống đều đặn. Tuy nhiên sau một ngày uống thuốc chứng đau đầu vẫn không thuyên giảm, ngay trong đêm, cơn đau đầu dữ dội hơn, H rơi vào tình trạng hôn mê, bất tỉnh. Cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán xuất huyết não. May mắn em được gia đình đưa nhập viện cấp cứu kịp thời trong khung giờ vàng nên hiện tại sức khỏe em đã ổn định, tiến triển tốt đã được xuất viện và không để lại di chứng.

Đột quỵ não (tai biến mạch máu não - có thể do thiếu máu não hoặc xuất huyết não) là bệnh gây tổn thương các tế bào não do thiếu ôxy dẫn tới hậu quả bệnh nhân bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, hôn mê,… khả năng gây tử vong cao, hoặc gây tàn phế và là gánh nặng cho xã hội nên đột quỵ não luôn được coi là vấn đề thời sự của các nước đang phát triển. “Với những bệnh nhân đến sớm trước 3 - 4,5 giờ, các can thiệp giúp người bệnh khỏi hoàn toàn rất cao. Nhưng thực tế, chỉ khoảng 5% người bệnh đến sớm. Các trường hợp còn lại nhập viện trong tình trạng rất nặng nề ở các giờ tiếp theo, do người dân không có thói quen đi cấp cứu khi có dấu hiệu ban đầu. Bởi khi mới đột quỵ biểu hiện nhẹ nên người bệnh chủ quan chờ xem có hồi phục không hoặc dùng thuốc theo tuyên truyền. Đến khi nặng lên, đưa đến viện đã qua giai đoạn tối ưu để điều trị”, PGS.TS Mai Duy Tôn, khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết. 

Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu báo động đột quỵ, người bệnh cần được chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế. Điều nguy hiểm nhất, hiện nay, nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu sớm của đột quỵ với hiện tượng “trúng gió, cảm”,… Những sai lầm đó có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và mất đi cơ hội vàng, nguy hiểm đến tính mạng hoặc khả năng hồi phục cho người bệnh.

Đột quỵ có thể chủ động phòng tránh

Theo các bác sỹ, vào mùa hè, thời tiết nắng nóng gay gắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cơ thể sẽ bị mất một lượng nước khá lớn làm cho nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao và đây là cũng chính là nguyên nhân làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ. 

PGS.TS Mai Duy Tôn khuyến cáo, khi một người có các biểu hiện méo miệng (biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng); yếu liệt tay chân (có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay, hai chân lên cao), ngôn ngữ bất thường (đề nghị bệnh nhân lặp lại cụm từ đơn giản xem họ có hiểu và lặp lại được không) cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.

Người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt (trước 4-5 giờ đầu), để bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu kịp thời và chỉ định các biện pháp cấp cứu nhanh nhất tránh nguy cơ tử vong. Đồng thời giúp bệnh nhân được chăm sóc, phục hồi tốt nhất mà không để lại biến chứng. Người nhà tuyệt đối không bấm huyệt, châm cứu, cạo gió cho người bệnh, bởi các hành động này có thể khiến tình trạng xuất huyết não, nhồi máu càng nặng hơn.

Dù rất nguy hiểm và khó lường nhưng 80% việc chủ động phòng tránh đột quỵ lại bằng việc chú ý khẩu phần ăn uống kết hợp tập thể dục đều đặn, giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh. Vào những thời điểm nắng gắt trong ngày, người dân cần hạn chế ra ngoài trời nắng, nếu bắt buộc phải ra cần có các biện pháp chống nắng như đội mũ, nón rộng vành, mặc áo chống nắng rộng, nhẹ, thoáng mát,…

Đặc biệt, cần duy trì thói quen uống nhiều nước để tránh mất nước, uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Nơi ở và nơi làm việc phải thoáng mát. Khi thấy cơ thể mệt mỏi cần nghỉ ngơi, không làm việc gắng sức, không nên làm việc ngoài trời nắng nóng lúc giữa trưa. Ngoài ra, mỗi người cần tập cho cơ thể dần thích nghi với thời tiết khắc nghiệt của mùa hè. Tăng sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý./.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…