Mùa mưa năm nay, TP.HCM sẽ có ’đại hồng thủy’

Các nhà khoa học cảnh báo, mùa mưa năm nay, số điểm ngập và số lần ngập tại TP.HCM sẽ tăng hơn cùng kỳ năm 2009.

Các nhà khoa học cảnh báo, mùa mưa năm nay, số điểm ngập và số lần ngập tại TP.HCM sẽ tăng hơn cùng kỳ năm 2009.

"Nước biển dâng hay biến đổi khí hậu chỉ là một phần nguyên nhân rất nhỏ gây ra tình trạng ngập lụt đô thị ở TP.HCM. Nguyên nhân chủ yếu là do con người với cách quản lý không chặt, thiếu tầm nhìn… ". Đó là ý kiến của nhiều nhà khoa học đưa ra tại buổi hội thảo “Bàn về các giải pháp chống ngập trên địa bàn TP.HCM” được tổ chức vào ngày 26/5.

Tiền tỷ bỏ ra, ngập vẫn cứ ngập

Hàng chục ngàn tỷ đồng "đổ" vào các dự án chống ngập như Dự án kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Dự án cải thiện môi trường nước, Dự án Vệ sinh môi trường thành phố… được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng ngập lụt đô thị trong nhiều năm qua. Thế nhưng, theo nhiều nhà khoa học, hiệu quả thực sự của những dự án này vẫn chưa được như mong đợi. Và điều đặc biệt, năm nào chính quyền thành phố cũng đưa ra các phương án chống ngập nhưng kết quả số điểm ngập năm sau cao hơn năm trước và thời gian ngập cũng lâu hơn.
Mô tả ảnh.
Tình trạng ngập lụt ở TP.HCM trong những năn qua không được cải thiện. Ảnh: Tử Trực
Các nhà khoa học cảnh báo, mùa mưa năm nay, số điểm ngập và số lần ngập tại TP.HCM sẽ tăng hơn cùng kỳ năm 2009.

Kẻ "chống", người "phá"

Kỹ sư Đỗ Ngọc Minh cho rằng, nguyên nhân của tình trạng ngập lụt đô thị hiện nay ở TP.HCM không phải do biến đổi khí hậu hay do thủy triều mà do con người.

“Vì sao trước năm 1990, TP.HCM không hề ngập lụt, từ năm 1990 trở lại đây lại ngập trầm trọng? Đây rõ ràng là do thiếu tầm nhìn trong thời kỳ đô thị hóa. Càng đắp đê, nâng đường, nâng nền… sẽ càng chặn lối tiêu thoát nước ở khu vực trung tâm”- kỹ sư Minh nói.
Đồng tình với ý kiến này, ông Ngô Lực Tải, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM cho rằng, tình trạng ngập lụt đô thị hiện nay chưa phải do thủy triều mà chủ yếu do tại TP.HCM, đô thị hóa diễn ra không có quy trình, muốn làm đâu thì làm dẫn đến nguồn nước khó thoát, sinh ra ngập úng. "Nếu chính quyền thành phố không chọn phương án tối ưu để giải quyết tình trạng ngập lụt hiện nay và không có tầm nhìn quy hoạch thì đến năm 2050 vẫn ngồi nói chuyện ngập úng"- ông Tải nhận định. GS- TS Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường nhận định: Tình trạng ngập lụt ở TP.HCM là do có quá nhiều khu dân cư, khu đô thị, nhà cao tầng mọc lên ở vùng nội ô. Trong khi đó, hệ thống thoát nước chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến tình trạng ngập lụt ngày càng bế tắc. GS- TS Lê Huy Bá đưa ra giải pháp hạn chế tối đa nhà cao tầng ở vùng Đông Nam TP.HCM. Ông khuyến cáo không nên đắp cao đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Thập (Q.7) bởi đó là lối thoát nước chính cho khu vực trung tâm.
Dân vẫn còn chịu ngập dài dài
Theo cáo cáo của Trung tâm điều hành chống ngập TP.HCM, hiện toàn TP có khoảng 163 điểm thường xuyên bị ngập ở 24 quận, huyện. Trong đó có 96 điểm ngập thường xuyên và 67 điểm ngập do triều cường. Một số tuyến đường ngập ngập nước "kinh niên" như Nguyễn Hữu Cảnh, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Trãi…

Năm 2010, TP cố gắng xóa 40% điểm ngập và xóa 100% vào năm 2011. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của các nhà khoa học cũng như ý kiến của các nhà quản lý cho rằng, các giải pháp và mục tiêu của phương án chống ngập đang có sẽ gặp không ít khó khăn, khó có thể giải quyết căn cơ tình hình ngập nước như hiện nay. Người dân vẫn phải chịu cảnh ngập trong thời gian dài nữa.     
Theo Tử Trực
VietNamNet

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.