Mưa lũ ở Quảng Bình nguy cơ nhấn chìm nhiều nhà dân

Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình mữa lũ tại huyện Quảng Ninh
Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình mữa lũ tại huyện Quảng Ninh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Do mưa lũ, nhiều địa phương của Quảng Bình bị ngập nặng, chia cắt. Đã có những thiệt hại về người, một số tuyến đường giao thông bị chia cắt và hàng ngàn nhà dân có nguy cơ ngập sâu.

Thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình cho biết, tính đến 14h00 giờ hôm nay, tỉnh Quảng Bình ghi nhận trên 2.200 nhà dân bị ngập nước ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, thị xã Ba Đồn... bị ngập lụt do mưa lũ; đã có 2 người chết và 2 người mất tích.

Trưa 18/10, ông Hoàng Văn Đồng, Phó Bí thư thường trực xã Quảng Hòa, TX Ba Đồn cho biết; tối 17/10, N.P.Q (SN 2007) học sinh lớp 8/2, Trường THCS Quảng Hòa, trú tại thôn Vĩnh Phú, xã Quảng Hòa đi bắt cá cùng anh rể ở đoạn sông Gianh gần nhà không may bị nước cuốn trôi.

Nhận được thông tin, chính quyền và người dân hai xã Quảng Hòa và Quảng Minh đã huy động lực lượng, phương tiện tổ chức tìm kiếm. Đến 12h05 ngày 17/10, thi thể nạn nhân đã được tìm thấy.

Nhiều tuyến đường ở TX Ba Đồn bị chia cắt.

Nhiều tuyến đường ở TX Ba Đồn bị chia cắt.

Tại huyện Tuyên Hóa cũng đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong, đó là ông HV.N (SN 1964), trú tại thôn Hà Nam, xã Thạch Hóa bị nước lũ cuốn trôi vào tối 17/10.

Theo ông Đinh Xuân Thương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết; thi thể ông H.V.N được tìm thấy ở Khe Lim, tại khu vực Đồng Nghè, thuộc địa phận thôn Đồng Tâm, xã Thạch Hóa. Trước đó, người dân còn tìm thấy chiếc xe máy của ông N cách vị trí ngầm tràn trên đường nội thôn ở thôn Đồng Tâm khoảng 150m. Thi thể ông N bị nước cuốn trôi cách ngầm tràn gần 1km.

Trước đó, tối ngày 17/10 ông N rời khỏi nhà bằng xe máy, sau đó mất liên lạc nên đã báo với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng tìm kiếm. Nhận định ban đầu nguyên nhân tử vong là do ông N đi xe máy qua ngầm tràn bị nước lũ cuốn trôi.

Tại huyện Quảng Ninh đã ghi nhận 2 trường hợp mất tích do mưa lũ.

Nạn nhân là anh H.V.S (SN 1997 xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh). Lúc 15 giờ 30 hôm qua (17/10), anh Sửu đi rừng đặt bẫy ở khu vực thượng nguồn Khe Rát thuộc bản Chân Trôộng, xã Trường Sơn. Khi đi qua 1 con suối thì không may bị nước lũ cuốn trôi mất tích.

Trước đó, lúc 12 giờ cùng ngày, ông N.V.Đ (SN 1970 thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh) đi thuyền ra kiểm tra hồ tôm, đi một đoạn thì do nước lớn, không may thuyền bị lật khiến ông bị nước cuốn trôi mất tích. Hiện hiện chính quyền và người nhà đang tiếp tục tìm kiếm.

Tính đến 14h00 chiều 18/10, đã có 36 thôn, bản bị chia cắt, Trong đó, Quảng Ninh 13, Trường Xuân, 06 điểm, Trường Sơn: 07 điểm; Bố Trạch: bản Cà Ròong, xã/01 xã Thượng Trạch; Minh Hóa: thôn 4 và 5 Yên Thọ xã Tân Hóa). Đáng chú ý, tại huyện Lệ Thủy có 1 nhà bị sập và 5 nhà bị tốc mái hư hỏng.

Toàn tỉnh Quảng Bình có 30 xã/2232 nhà dân bị ngập lụt. Nặng nhất là huyện Lệ Thủy có 20 xã/1683 hộ bị ngập từ 0,2m÷0,5m (Phong Thủy 62 hộ, Lộc Thủy 201 hộ, Kiến Giang 70 hộ, Xuân Thủy 137 hộ, An Thủy 110 hộ; Sơn Thủy 105 hộ; Hoa Thủy 70 hộ, Phú Thủy 52 hộ, Mai Thủy 25 hộ, Hồng Thủy 150 hộ, Thanh Thủy 120 hộ, Hưng Thủy 53, Dương Thủy 70 hộ, Mỹ Thủy 4135 hộ, Liên Thủy 90 hộ, Kim Thủy 8, Tân Thủy 85, Trường Thủy 1, Cam Thủy 95, Thái Thủy 44).

Huyện Quảng Ninh có 6 xã/275 hộ bị ngập từ 0,2m÷0,4m (Hiền Ninh 37 hộ/123 khẩu, Gia Ninh 13 hộ/36 khẩu, Duy Ninh 20 hộ/45 khẩu, Tân Ninh 25 hộ/75 khẩu, Trường Xuân 4 hộ/14 khẩu, An ninh 26 hộ/123 khẩu);

Huyện Bố Trạch có 4 xã/274 hộ bị ngập từ 0,3m÷1,2m (Hưng Trạch 87 hộ, Phong Nha 110 hộ; Cự Nẫm 36 hộ; Liên Trạch 41 hộ).

Nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Lệ Thủy bị ngập sâu

Nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Lệ Thủy bị ngập sâu

Do mưa lớn kéo dài, trong số 153 hồ đập thủy lợi lớn nhỏ ở Quảng Bình nên hầu hết các hồ đầy nước. Trong đó, có 17 hồ chứa đạt 96% đến 100% dung tích thiết kế, như; hồ Tiên Lang, Trung Thuần, Vực Sanh Cửa Nghè, Đồng Ran, Vực Nồi, Cẩm Ly, Troóc Trâu, Thanh Sơn, An Mã đạt 100% dung tích thiết kế.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.