Mưa lớn, ngập cục bộ, nhiều trường học ở huyện miền núi Hà Tĩnh cho học sinh nghỉ học

Nhiều tuyến đường liên thôn trên địa bàn huyện Vũ Quang đã bị ngập, chia cắt. Ảnh: PV
Nhiều tuyến đường liên thôn trên địa bàn huyện Vũ Quang đã bị ngập, chia cắt. Ảnh: PV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mưa lớn, nước ngập cục bộ, có nguy cơ sạt lở khiến nhiều trường học trên địa bàn các huyện miền núi ở tỉnh Hà Tĩnh cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Sáng 20/9, tại một số xã ở vùng thấp trũng của các huyện Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh mưa lớn khiến nước bắt đầu dâng lên, gây ngập cục bộ nhiều ngầm, cầu tràn và các tuyến đường liên thôn. Nhiều trường học tại các địa phương này đã cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Mưa lớn nước sông lên nhanh Trường THPT Cao Thắng ở huyện Hương Sơn thông báo cho học sinh nghỉ học.

Mưa lớn nước sông lên nhanh Trường THPT Cao Thắng ở huyện Hương Sơn thông báo cho học sinh nghỉ học.

Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Hương Khê, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) tiếp tục có mưa lớn khiến nhiều tuyến đường, cầu cống bị ngập cục bộ như: cầu sang bản Rào Tre (xã Hương Liên); cầu tràn xóm 8 (xã Hương Đô); các tuyến đường qua tràn đập Làng, đập Khe Á (xã Hương Bình); đường qua các tràn đập Miệu, đập Khe Tuần (xã Hương Vĩnh); đường giao thông tại thôn 1, thôn Thượng Sơn, thôn Trung Thành (xã Điền Mỹ)…

Cô giáo và phụ huynh học sinh Trường mầm non xã Hà Linh huyện Hương Khê di dời đồ đạc lên cao đề phòng bị ngập lũ. Ảnh: PV

Cô giáo và phụ huynh học sinh Trường mầm non xã Hà Linh huyện Hương Khê di dời đồ đạc lên cao đề phòng bị ngập lũ. Ảnh: PV

Trong sáng 20/9, có 24 trường học với gần 11.000 học sinh trên địa bàn huyện Hương Khê phải nghỉ học, trong đó bậc học mầm non: 3.832 em; tiểu học: 4.457 em; THCS: 2.533 em.

Các trường còn lại ban hành thông báo cho các em học sinh tại các vùng trũng, có nguy cơ ngập lụt, vùng bị chia cắt, vùng có nguy cơ sạt lở nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Nhiều địa bàn vùng núi, ven biển ở Hà Tĩnh đã di dời dân ra khỏi vùng ngập lũ, nguy cơ bị sạt lở. Ảnh: PV

Nhiều địa bàn vùng núi, ven biển ở Hà Tĩnh đã di dời dân ra khỏi vùng ngập lũ, nguy cơ bị sạt lở. Ảnh: PV

Trước diễn biến phức tạp, khó lường của mưa lũ, tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập các đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó. Trong đó chú trọng thực hiện phương án “4 tại chỗ”, đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở khu vực trũng thấp và các khu đô thị. Triển khai các phương án đảm bảo an toàn giao thông, nuôi trồng thủy sản, an toàn hồ đập và các công trình, dự án trọng điểm.

Ảnh hưởng của bão số 4, tại địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh đã có gió mạnh kèm theo mưa lớn, nhiều nơi xuất hiện tình trạng giông lốc làm hư hỏng nhà cửa, đổ ngã cây cối đe doạ trực tiếp đến sự an toàn của người dân trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho học sinh đạt giải Olympic và Khoa học Kỹ thuật Quốc tế năm 2023: (Ảnh: Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh).

Bắc Ninh: “Quả ngọt” từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 3: Hướng đến nền giáo dục tiên tiến, hội nhập quốc tế

(PLVN) -  Trong hành trình thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước. Với quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, Bắc Ninh đang tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hướng tới xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đọc thêm

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục
(PLVN) -  Với những bước đi táo bạo và quyết liệt trong việc triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, Bắc Ninh đã không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, đưa giáo dục của tỉnh vươn lên vị trí tốp đầu trong cả nước, từ đó từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng nền giáo dục tiên tiến, toàn diện.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.