Mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, vùi lấp ruộng vườn ở Hòa Bình

Mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
(PLVN) - Mưa lũ lớn đã gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn các huyện: Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu và TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình cho biết, từ ngày 1 - 5/8, lượng mưa tại các huyện Đà Bắc đạt 312 mm, Mai Châu 265,1 mm, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) 212 mm, Cao Phong 223,8 mm… Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày đã gây thiệt hại nặng nề cho các khu vực.

Theo đó, tại xã Sơn Thủy (Mai Châu) có 2 hộ bị sạt lở đất, đá vào nhà. Sạt lở đất, đá phía trước nhà của 1 hộ ở xóm Suối Nhúng. Tại huyện Cao Phong, có 1 hộ ở xóm Trang Trên, xã Hợp Phong, nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất.

Tại xóm Gò Lào, xã Sơn Thủy (Mai Châu), mưa lớn cũng đã vùi lấp hoàn toàn đất ruộng 500m2 và ngập lụt cục bộ 600 m2 ruộng. Tại huyện Tân Lạc, hồ Trù Bụa, xã Mỹ Hòa mưa to khiến nhiều tuyến kênh bị hư hỏng, đổ vỡ.  

Ngoài ra, mưa lũ đã làm hư hỏng, đổ gãy một số cột điện, trạm phân phối điện, cầu dao điện trên địa bàn các huyện: Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi, TP Hòa Bình.

Đặc biệt, một số tuyến đường giao thông quan trọng cũng bị mưa lũ làm  sạt lở như: Quốc lộ 6, tại km 134+700 sạt lở đất, đá khối lượng khoảng 900m3; km 141+250 sạt lở đất, đá khối lượng khoảng 792m.

Tuyến tỉnh lộ 450 (Phú Cường - Sơn Thủy) tại km 17+300 sạt lở đất, đá ta luy dương khối lượng khoảng 10 m3. Cách ngầm Gò Lào 500m xuất hiện vết nứt sụt lún ta luy âm chiều dài khoảng 20m. Tuyến đường ĐT.432 sạt lở đất, đá tại 3 điểm, khối lượng khoảng 60m3.

Tuyến đường DH60 (Đồng Bảng - Suối Nhúng) sạt lở đất, đá ta luy dương 3 điểm, khối lượng khoảng 190 m3. Tuyến đường DH.63 (thị trấn Mai Châu – Bao La), tại km 10 sạt lở đất, đá ta luy dương, khối lượng khoảng 15 m3. Tuyến đường đi vào xóm Phúc bị sạt lở đất, đá ta luy dương 3 điểm, khối lượng khoảng 60 m3. Đường đi vào xóm Suối Nhúng sạt lở đất, đá ta luy dương 3 điểm, khối lượng khoảng 100 m3. Đến chiều 5/8, hầu hết những điểm sạt lở trên đã được đơn vị chức năng nhanh chóng khắc khục, giải tỏa ùn tắc giao thông.

Trước những thiệt hại do mưa lũ gây ra, tỉnh Hòa Bình tăng cường chủ động công tác ứng phó và khắc phục hậu quả. Đồng thời, theo dõi diễn biến của tình hình thời tiết, kịp thời cảnh báo, dự báo mưa lớn kéo dài để có phương án ứng phó phù hợp.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.