Mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi ở miền núi phía Bắc

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ ở một số địa phương.
Mưa lớn gây ngập úng cục bộ ở một số địa phương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ khiến nhiều địa phương thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc ngập úng cục bộ, gây nhiều thiệt hại.

Đến chiều nay, 3/7, các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ... đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Tại một số địa phương, mưa lớn đã gây ra ngập úng cục bộ, sạt lở đất ở các tuyến giao thông ảnh hưởng lớn đến người dân.

Các lực lượng cứu hộ cứu nạn có mặt hỗ trợ người dân kịp thời. Ảnh: VP thường trực BCĐ Quốc gia về phòng, chống thiên tai
Các lực lượng cứu hộ cứu nạn có mặt hỗ trợ người dân kịp thời. Ảnh: VP thường trực BCĐ Quốc gia về phòng, chống thiên tai

Tại Hà Giang, từ đêm 2/7 đến sáng nay, mưa lớn kéo dài gây ngập úng cục bộ, ảnh hưởng giao thông, thiệt hại nhiều diện tích lúa, hoa màu, tài sản của nhân dân, nhất là tại một số địa bàn như: huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê và thành phố Hà Giang. Tính đến trưa 3/7, toàn tỉnh Hà Giang có 5 con trâu bị sét đánh chết. Mưa lớn kéo dài, gây ngập úng cục bộ, ảnh hướng đến giao thông, thiệt hại nhiều diện tích lúa, hoa màu, tài sản của nhân dân, nhất là tại một số địa phương.

Mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi ở miền núi phía Bắc ảnh 2

Khu vực bãi cát thuộc xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang ngập sâu trong nước. Ảnh: Lê Hanh

Tại Bắc Kạn, mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa trung bình từ 40-80mm, có nơi trên 100mm. Mưa lớn đã gây lũ trên một số sông, suối làm ngập úng một số diện tích hoa màu, lúa mới cấy của người dân. Sạt lở xảy ra trên một số tuyến giao thông. Điển hình như trên tuyến Quốc lộ 3 qua 2 tỉnh đã sạt lở nhiều vị trí, chiều 2/7, tại Km 234+300 trên đèo Cao Bắc, thuộc huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn đất đá sạt lở, vùi lấp mặt đường khiến giao thông ngưng trệ trong nhiều giờ. Ngày 3/7, mưa lớn tiếp tục diễn ra và gây lũ trên một số sông, suối với mức cảnh báo có thể dao động từ 1-3m, ở mức báo động 1.

Tại Điện Biên, theo ông Trần Thanh Kiên, Giám đốc Sở giao thông Vận tải tỉnh Điện Biên cho biết, mưa lớn làm mực nước ở các suối trên địa bàn xã Mường Toong, huyện Mường Nhé dâng cao, chảy xiết, khiến mố trụ cầu tạm - cây cầu đang tạm thay thế cho cầu Nậm Nhé II đang xây mới trên QL4H bị xệ xuống, hư hỏng.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Điện Biên, có một vùng mây tiếp tục gây mưa lớn cho khu vực các huyện Mường Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa và thị xã Mường Lay. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá ở cấp 1, người dân cần chủ động ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.

Ngập úng tại khu vực tổ 2, 3 phường Trần Phú, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Ảnh: VP thường trực BCĐ Quốc gia về phòng, chống thiên tai
Ngập úng tại khu vực tổ 2, 3 phường Trần Phú, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Ảnh: VP thường trực BCĐ Quốc gia về phòng, chống thiên tai

Tại Yên Bái, theo bản tin của Đài Khí tượng thủy văn, các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa phổ biến từ 30 - 50mm, có nơi trên 120mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại khu vực trũng thấp, các khu đô thị.

Mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi ở miền núi phía Bắc ảnh 4

Mực nước lên cao tại các sông tỉnh Cao Bằng. Ảnh : Lê Hanh

Tại Cao Bằng, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Thạch Lâm (Bảo Lâm) 108,2 mm; Thành Công (Nguyên Bình) 69,8 mm, Minh Thanh (Nguyên Bình) 56,6 mm; Hưng Đạo (Bảo Lạc) 64,6 mm. Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Trùng Khánh đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Tại Tuyên Quang, cảnh báo có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét (tại các sông nhỏ, suối), sạt lở đất nơi có địa hình dốc, khu vực có kết cấu đất đá yếu và ngập úng vùng trũng thấp, ven sông suối. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt đạt cấp 14.

Tại Lạng Sơn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Địa phương này đã đưa ra cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét cho 33 xã, thị trấn trong toàn tỉnh.

Theo dự báo của Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm nay, 3/7, đến sáng mai, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Cần đề phòng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Người trẻ Việt Nam và ý thức gánh vác trách nhiệm trước biến đổi khí hậu

Những người trẻ Việt Nam tham gia Mạng lưới Kết nối Thanh niên toàn cầu. (Nguồn: BC)
(PLVN) - Đầu tháng 7, 90 đại diện thanh niên truyền cảm hứng đến từ 45 quốc gia đã tập trung tại Luân Đôn để thảo luận các chủ đề hướng tới tương lai - một thế giới phát triển bền vững. Tham gia chương trình, các lãnh đạo trẻ sẽ dành một tuần, từ ngày 1 - 5/7, tập trung thảo luận về vai trò của giới trẻ trong việc định hình tương lai cho cộng đồng của họ.

Xây dựng văn hóa “nói không” với túi ni-lông

Hoạt động hưởng ứng “Ngày quốc tế không sử dụng túi ni-lông”. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trước thực trạng “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam, nhiều tổ chức và doanh nghiệp đã chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động đa dạng nhằm giảm túi ni-lông và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt. Ảnh: Anh Hiển/ PV TTXVN tại Geneva
(PLVN) -  Trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 56 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ, đã phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu - bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Philippines - tại phiên thảo luận về chủ đề bảo đảm sinh kế bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu.

Trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hôm qua (1/7), tại kỳ họp của HĐND TP Hà Nội thảo luận Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giai đoạn 2025 - 2030, nhiều ý kiến đã mổ xẻ nguyên nhân sâu xa vì sao thời gian gần đây TP Hà Nội liên tiếp xảy ra một số vụ cháy thương tâm, thiệt hại về nhân mạng rất lớn.

Gian nan tái chế phế liệu nhựa

Tái chế nhựa mang đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
(PLVN) - Công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động trình độ thấp, không được quy hoạch và không có chính sách bảo vệ môi trường tốt,… là những lý do khiến làng nghề tái chế phế liệu nhựa gây ô nhiễm.

Hà Tĩnh: Tìm hướng xử lý trại lợn gây ô nhiễm

Hồ chứa chất thải bên trong trại lợn. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Ngày 28/6, lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và phòng chức năng cùng chính quyền xã Kỳ Tây đã có buổi đối thoại với người dân thôn Đông Xuân lắng nghe ý kiến, tìm hướng xử lý liên quan đến phản ánh trại lợn của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát gây ô nhiễm môi trường.