Mưa kéo dài, nhiều người nhập viện cấp cứu vì viêm phổi do phế cầu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhiệt độ xuống thấp sau những ngày mưa kéo dài ở phía Bắc làm gia tăng số người nhập viện điều trị các bệnh đường hô hấp, trong đó nguy hiểm nhất là bệnh viêm phổi do vi khuẩn phế cầu tấn công.

Anh Trần Bá Thanh (45 tuổi, Hà Nội) đang chăm bố tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, bố đang dần hồi phục sức khỏe sau gần một tháng được điều trị bệnh viêm phổi. Ông được đưa vào cấp cứu do xuất hiện tình trạng khó thở, tay chân lạnh và sốt cao. Trước đó, ông có những cơn ho ra đờm vàng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Ông bị COVID-19 trước đó 3 tháng nên cả nhà chủ quan cho rằng ông chỉ đang trải qua giai đoạn hậu COVID-19.

Người cao tuổi tiêm vaccine ngừa phế cầu Prevenar 13 tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: Minh Ngọc.

Người cao tuổi tiêm vaccine ngừa phế cầu Prevenar 13 tại Hệ thống tiêm chủng VNVC. Ảnh: Minh Ngọc.

Tuy nhiên, kết quả siêu âm và chụp CT-scan phổi cho thấy ông bị tràn dịch màng phổi phải. Các xét nghiệm khác phát hiện ông bị vi khuẩn phế cầu xâm nhập, gây viêm phổi nặng. Các bác sĩ giải thích, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch cho tuổi cao kết hợp với tình trạng xơ phổi do mắc COVID-19 đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phế cầu tấn công, gây viêm phổi nặng.

Phế cầu - loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm phổi

BS. CKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, vi khuẩn phế cầu được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây nên tình trạng viêm phổi do vi khuẩn. Đây là loại vi khuẩn sống ký sinh ở vùng mũi họng của con người. Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống thấp do mưa nhiều, sức đề kháng giảm khiến vi khuẩn này dễ dàng di chuyển xuống phổi, đi vào các phế nang gây nên viêm phổi nặng, dẫn đến tràn dịch màng phổi, áp xe phổi, suy hô hấp buộc phải cấp cứu và điều trị kịp thời.

Nguy cơ viêm phổi do phế cầu khuẩn đặc biệt cao ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi và người có các bệnh lý suy giảm miễn dịch như HIV, điều trị ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Theo phân tích của BS. Bạch Thị Chính, trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm đầy đủ các vaccine sẽ không đủ sức chống lại các virus, vi khuẩn; hệ hô hấp chưa hoàn thiện không đủ sức đẩy các tác nhân xâm nhập ra khỏi cơ thể. Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch dần suy yếu theo thời gian, kết hợp với các bệnh mãn tính đặc biệt là các bệnh về phổi như xơ phổi, COPD hoặc đã từng bị COVID-19, đều là những đối tượng dễ dàng bị phế cầu khuẩn tấn công.

Ngoài ra, theo PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh - Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam, một số người dân còn chủ quan với các bệnh như viêm mũi họng, viêm amidan vì xem đây là bệnh tự khỏi. Về lý thuyết, viêm đường hô hấp trên ít ảnh hưởng đến chức năng thở nhưng khi không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, rất dễ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Nguyên nhân là khi viêm đường hô hấp trên, hệ thống dẫn khí bị tổn thương, tạo thuận lợi cho vi khuẩn phế cầu từ mũi họng đi xuống phổi.

25% người trên 65 tuổi bị viêm phổi sẽ tử vong

Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, 1 trong 20 người bị viêm phổi do phế cầu sẽ tử vong. Các biến chứng của viêm phổi có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim, phù thũng, xẹp phổi, tụ mủ trong phổi. Tỷ lệ tử vong này cao hơn khi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn (1 trong 6 người lớn và 1 trong 12 trẻ em tử vong). Những trường hợp may mắn sống sót cũng phải gánh chịu di chứng lâu dài như đoạn chi do nhiễm trùng huyết; bị điếc hay chậm phát triển tâm thần do tổn thương não; nhiễm trùng tai; viêm xoang…

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê vào năm 2019, viêm phổi gây nên cái chết của hơn 700.000 trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 22% tổng số ca tử vong của nhóm trẻ 1-5 tuổi). Viêm phổi cũng khiến 25% những người trên 65 tuổi tử vong. Thống kê của CDC Mỹ vào năm 2020 cũng cho thấy viêm phổi kết hợp với cúm đứng thứ 9 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở quốc gia này.

Trẻ em tiêm vaccine tại Hệ thống VNVC để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ảnh: VNVC.

Trẻ em tiêm vaccine tại Hệ thống VNVC để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ảnh: VNVC.

“Sẽ rất khó để chúng ta sống trong một môi trường hoàn toàn không bị nhiễm khuẩn cũng như không tiếp xúc với người bệnh. Vaccine chính là phát minh để bảo vệ con người khỏi dịch bệnh. Ngoài tiêm vaccine ngừa các bệnh hô hấp, mỗi người cần tăng sức đề kháng bằng cách uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất và vận động thể thao”, BS. Chính lưu ý.

BS. Chính cho biết để bảo vệ phổi, cần phải phòng ngừa sự xâm nhập của các tác nhân nguy hiểm như vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hib và virus cúm. Các loại vaccine Prevenar 13 (Bỉ) và Synflorix (Bỉ) ngừa phế cầu khuẩn gây ra các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa ở trẻ em và người lớn, đặc biệt ở người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu.

Các vaccine cúm thế hệ mới và các vaccine như 5 trong 1, 6 trong 1, vaccine Quimi-Hib ngừa vi khuẩn Hib, vaccine Boostrix và Adacel ngừa ho gà - bạch hầu - uốn ván cũng có thể phòng viêm phổi và biến chứng nguy hiểm của viêm phổi.



Hệ thống tiêm chủng VNVC tự hào là hệ thống trung tâm tiêm chủng duy nhất tại Việt Nam có hệ thống kho lạnh đạt chuẩn GSP, toàn bộ vaccine được bảo quản trong nhiệt độ 2-8 độ C theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Tất cả các phòng tiêm được trang bị tủ giữ vaccine chuyên dụng, vaccine được vận chuyển bằng các xe lạnh và thiết bị vận chuyển được kiểm định chất lượng gắt gao, từ đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng.

Ngoài cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi cao cấp, không gian sang trọng, tất cả 67 trung tâm tiêm chủng của VNVC được đầu tư phòng chờ rộng rãi, phòng khám, khu vui chơi cho trẻ em, phòng chờ sau tiêm, phòng pha sữa, phòng cho bé bú, phòng thay tã cho bé…

VNVC có đầy đủ các loại vaccine phòng ngừa các bệnh nguy hiểm như vaccine phế cầu Prevenar 13 phòng viêm phổi; vaccine Gardasil ngừa ung thư do virus HPV; vaccine 6 trong 1 và 5 trong 1; vaccine ngừa viêm não Nhật Bản; vaccine ngừa viêm màng não do não mô cầu; vaccine ngừa viêm gan; vaccine ngừa cúm…

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.