Mùa hè, giảm áp lực thi cử cách nào?

Mùa hè cũng là mùa áp lực thi cử của những học sinh cuối cấp. (Ảnh trong bài: Anh Nhi)
Mùa hè cũng là mùa áp lực thi cử của những học sinh cuối cấp. (Ảnh trong bài: Anh Nhi)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khác với phần lớn học sinh đang háo hức chào đón kỳ nghỉ hè, đối với những học sinh cuối cấp, ngày bế giảng đến gần là lúc áp lực kỳ thi chuyển cấp, thi THPT quốc gia ngày càng tăng cao.

Chạy “sô” với lịch học thêm

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa các em học sinh bước vào kỳ thi đầu cấp lớp 6, lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây là những “bước chuyển” đánh dấu một chặng đường học tập, nỗ lực mới. Những năm gần đây, số lượng thí sinh chuyển cấp, thi tốt nghiệp THPT quốc gia liên tục tăng cao.

Ở Hà Nội, năm nay số lượng thí sinh tham gia kỳ thi vào các trường công lập lớp 10 đông nhất cả nước với gần 106 nghìn em. Tỷ lệ cạnh tranh vào các trường công lập cũng đã được công bố, trong đó có nhiều trường tỷ lệ chọi lên đến 1 chọi 3, 1 chọi 4, 1 chọi 5... Ngoài Hà Nội, các tỉnh, thành phố khác, số lượng thí sinh thi cũng tăng cao, như ở Quảng Ninh số học sinh thi vào 10 tăng hơn 12% so với năm ngoái, ở Hải Phòng năm nay có hơn 25 nghìn thí sinh sẽ tham dự kỳ thi vào các trường THPT công lập.

Không chỉ có kỳ thi vào lớp 10, niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi theo chương trình cũ, nên lượng thí sinh thi tốt nghiệp THPT quốc gia cũng tăng cao. Năm nay, kết thúc thời gian đăng ký thi THPT quốc gia 2024, số lượng lên đến hơn một triệu thí sinh, trong đó gần 46 nghìn thí sinh tự do, tăng khoảng 10 nghìn em so với năm ngoái.

Đối với đầu vào lớp 6 của các trường chất lượng cao, trường ngoài công lập và trường tự chủ về tài chính, học sinh phải tham dự các kỳ thi. Cuộc thi được diễn ra từ cuối tháng ba đến đầu tháng sáu, mỗi trường có một phương thức khác nhau, thường có tỷ lệ chọi rất cao, lên đến 1 chọi 5, 1 chọi 7...

Tháng 5 là thời điểm các em học sinh “chạy nước rút” những chặng cuối cùng để chuẩn bị bước vào kỳ thi chính thức. Hàng loạt các lớp học thêm “cấp tốc”, tổng ôn luyện đề được mở ra. Có những học sinh một ngày tham gia đến bốn, năm ca học tận tối mịt mới về đến nhà.

Chị Nguyễn Thị Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, năm nay con chị ôn thi vào lớp 6 một số ngôi trường ngoài công lập có tiếng ở Hà Nội: “Mỗi ngày cháu có một lớp học thêm, học xong lại về nhà ôn tập ba môn Toán, Tiếng Việt và Ngữ văn. Đến 12 giờ đêm, việc học của cháu mới hoàn tất”. Được biết, con chị Mai đã tham gia hai kỳ thi vào các trường từ tháng 3. Tháng 6 sẽ là những cuộc thi cuối cùng. Trước đó, con chị thường xuyên thi thử các trường khác nhau, nhằm rèn luyện kỹ năng và tâm lý làm bài.

Căng thẳng hơn các em học sinh lớp 6, là những anh chị khối 9 đang chuẩn bị thi vào các trường THPT công lập, THPT chuyên. Áp lực không chỉ dồn lên tinh thần học sinh mà cả phụ huynh các em cũng vô cùng lo lắng. Chị Phạm Ngọc Anh (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Gia đình đã căng thẳng từ khi chọn nguyện vọng cho cháu. Đến hiện tại, trung bình, hôm nào cháu cũng thức đến một giờ sáng để học, bố mẹ cũng không ngủ nổi vì lo lắng”. Được biết, năm nay, con chị Ngọc Anh đăng ký hai nguyện vọng vào Trường THPT Kim Liên và THPT Quang Trung (Đống Đa), đây là hai ngôi trường có số điểm tương đối cao vào năm ngoái, học sinh muốn thi đỗ phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều.

Chị Ngọc Anh tâm sự: “Chỉ còn vài tuần nữa là đến kỳ thi, một ngày trung bình cháu có hai ca học thêm, chưa kể thời gian học trên trường. Buổi tối, cháu kết thúc việc học sớm nhất lúc mười hai giờ đêm, có những hôm đến ba giờ sáng”. Dù biết học như vậy là phản khoa học, nhưng vì mong muốn con đỗ vào một trường công lập gần nhà, nên cả gia đình chị vẫn cùng động viên nhau.

Đối với khối lớp 12, việc học tập, thi cử căng thẳng hơn các năm trước rất nhiều. Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi theo chương trình GDPT 2006, nên phần lớn các thí sinh đều mong muốn đỗ vào ngành nghề mơ ước. Em Nguyễn Đức Minh (Ba Vì, Hà Nội) chia sẻ: “Sử dụng kết quả thi THPT quốc gia là một trong rất nhiều phương án để xét tuyển đại học của em. Hiện tại, em đang chuẩn bị kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hà Nội, bên cạnh đó, em còn đăng ký tham gia kỳ thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội”. Vì mỗi trường có một cấu trúc đề khác nhau, nên các thí sinh cũng sẽ mất nhiều thời gian để ôn luyện. Đức Minh đang học thêm bốn môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Ngoài ra, em đăng ký học trực tuyến các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học, Lịch sử, Địa lý để tham dự một số kỳ thi riêng của các trường.

Với đặc thù năm cuối cùng thi theo chương trình cũ, có không ít thí sinh tự do quyết tâm cho mình một cơ hội để thi lại, xét tuyển vào các trường đại học. Em Nguyễn Phương Linh (19 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Năm ngoái, em đỗ vào một trường tốp đầu ở Hà Nội, nhưng không đúng chuyên ngành yêu thích, nên năm nay em đã bảo lưu để thi lại vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”. Phương Linh hiện tại ngoài học thêm ở các trung tâm luyện thi, em còn đăng ký khóa học online (trực tuyến) để tổng ôn kiến thức, luyện đề.

Đừng biến kỳ thi thành “cơn ác mộng mùa hè”

Ôn thi cần cân bằng giữa học tập và vui chơi.

Ôn thi cần cân bằng giữa học tập và vui chơi.

Các kỳ thi chuyển cấp, thi THPT quốc gia là để đánh giá năng lực, khả năng, sở trường của học sinh giúp các em lựa chọn được hướng đi đúng trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay, có không ít nhà trường, phụ huynh vì “bệnh thành tích” mà biến mùa hè năm cuối cấp trở thành “ác mộng” đối với học sinh.

Có thể thấy, lứa tuổi chịu áp lực thi cử ở Việt Nam ngày càng có dấu hiệu giảm xuống, trước kia, chủ yếu là những học sinh lớp 12 thi đại học (17 - 18 tuổi), hoặc học sinh lớp 9 (14 - 15 tuổi) thi vào các trường THPT công lập. Nhưng ngày nay, những em học sinh lớp 1 đã bắt đầu phải cạnh tranh vào các trường tốp đầu, học sinh lớp 5 phải trải qua hàng loạt cuộc thi với tỷ lệ chọi cao ngất để vào được những ngôi trường mơ ước của bố mẹ.

Hình ảnh lớp học thêm nóng nực, ồn ào, học sinh lớp 6, lớp 9, lớp 12 mệt mỏi chạy vài “sô” một ngày. Hay những ngôi trường trực tiếp ép học sinh bỏ thi lớp 10 vào các trường công lập để giữ thành tích tốt vẫn luôn diễn ra mỗi đợt “ve kêu, hè về”. Một kỳ thi vốn đúng nghĩa để đánh giá một quá trình học tập, rèn luyện, ngày càng trở nên áp lực hơn bao giờ hết.

Cô Nguyễn Hà Phương (THCS Trương Công Giai, Hà Nội) cho biết, mỗi phụ huynh, học sinh cần xác định đúng mục tiêu học tập. Thứ nhất, muốn học thành tài, thành danh để giúp đời, giúp nước thì phải nỗ lực học tập, học thật, thi thật, kết quả thật, bằng cấp thật mới xứng đáng với danh vị của mình. Tiếp theo, xét đến sở trường, khả năng, không phải bất cứ em học sinh nào cũng sinh ra để học kiến thức lý thuyết và ngược lại. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều hướng đi cho các em, như học trường chuyên, lớp chọn, học trường công lập, tư thục, trường nghề. Phụ huynh, nhà trường nên tập trung phát huy thế mạnh, sở trường của các em thay vì chạy theo “hư danh” về thành tích trường chuyên, lớp chọn.

Ngoài ra, để giảm nhẹ áp lực thi cử trong thời gian sắp tới, các em học sinh cần chú ý cân bằng giữa việc học tập và vui chơi. Học tập là một con đường dài, không chỉ có mỗi điểm số. Vì vậy, đừng để áp lực kỳ thi làm các em sợ học, ghét học. Trước kỳ thi lớn sắp tới, các em cần có “chiến lược ôn thi” hiệu quả.

Cô Nguyễn Thị Hồng (THPT Nguyễn Huệ, Hà Nội) cho biết, niên học 2024 - 2025 vẫn thi theo chương trình cũ, cho nên, cấu trúc đề thi năm nay sẽ không có nhiều thay đổi. Vì vậy, thay vì học thêm, luyện đề dàn trải, học sinh nên khái quát lại các vấn đề, lập sơ đồ kiến thức. Theo cô Hồng, hiện tại các em học sinh đã dự đoán được phổ điểm mà mình đạt được. Đối với những em có học lực tốt, thì ngoài ôn lại kiến thức nền tảng, có thể tiếp tục giải đề, luyện tập bài nâng cao. Ngược lại, với những học sinh có lực học trung bình cần hệ thống, nắm thật chắc kiến thức cơ bản.

Cô Hồng chia sẻ thêm, tâm lý của học sinh cũng vô cùng quan trọng: “Gần thi, các em học sinh thường có tâm lý lo lắng, thậm chí mất ăn, mất ngủ. Các em nên tâm sự, chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc giáo viên để nhận được sự hỗ trợ. Một việc cần lưu ý, học sinh không nên lên mạng xem các thông tin dự đoán đề, cách “khoanh bừa” đáp án tránh sinh ra tâm lý may rủi, chểnh mảng ôn tập”.

Theo cô Hồng, quan trọng nhất để có một tâm lý thoải mái, suy nghĩ tỉnh táo khi vào phòng thi, học sinh cần cân bằng học tập, với thư giãn, nghỉ ngơi và vui chơi. “Phụ huynh nên lưu ý chế độ ăn uống bảo đảm chất dinh dưỡng, an toàn thực phẩm cho các em. Đặc biệt, gia đình nên nhắc nhở học sinh nên ngủ sớm trước mười hai giờ đêm, bảo đảm sức khỏe của các em trong những ngày thi”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.