Mùa hè đến, tăng tốc kích cầu du lịch 2022

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam luôn được du khách quốc tế đánh giá có điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch phong phú cho việc khai thác và phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng từ nghỉ dưỡng biển, đảo, núi, đồng bằng, ven sông.

Ngoài ra, có rất nhiều loại hình cung cấp đa dạng các giá trị trải nghiệm cho du khách dựa trên khai thác các yếu tố bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trước lợi thế đó, các tỉnh trên bản đồ hình chữ S đang tăng tốc kích cầu du lịch mong muốn 2022 là một năm bội thu.

“Âm sắc cung đình” và “Chạm đến trái tim”

Con đường di sản miền Trung với hệ thống di sản thế giới đồ sộ đã được UNESCO công nhận như: Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng; các di sản văn hóa: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc Huế, Ca trù, Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt, Nghệ thuật bài chòi miền Trung; các di sản tài liệu thế giới: Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế cùng với Miền nghỉ dưỡng, giải trí diệu kỳ Đà Nẵng, Quảng Trị - một trong những bảo tàng của lịch sử, hòa bình lớn nhất châu Á…

Với hệ thống giao thông thuận lợi: 3 cảng hàng không quốc tế (Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai), 1 cảng hàng không nội (Quảng Bình) và cảng hàng không Quảng Trị đang xây dựng; đường biển: có hệ thống cảng biển có thể đón các tàu 5 sao quốc tế; hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối thuận lợi đến tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước và là một trong những con đường ngắn nhất đến Lào và Thái Lan trên hành lang kinh tế Đông Tây.

Là địa phương đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2022, tỉnh Quảng Nam tổ chức nhiều sự kiện và sản phẩm du lịch phục vụ du khách trong suốt cả năm. Các hoạt động nổi bật sắp diễn ra gồm: Những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Quảng Nam; Ngày hội các làng nghề truyền thống Hội An; Lễ hội "Tam Kỳ - mùa hoa sưa năm 2022"; Tuần du lịch "Đam mê Quảng Nam"... Một trong những sản phẩm mới tại Quảng Nam là hành trình khám phá làng Cẩm Thanh (Hội An) với các trải nghiệm như tham quan chợ địa phương, lựa chọn nguyên liệu tươi sống để học nấu ăn và chèo thuyền tre khám phá rừng dừa.

Tỉnh Quảng Bình có thêm nhiều sản phẩm mới, như khám phá bí ẩn Phong Nha về đêm; khám phá khe Nước Trong, suối Tiên và chinh phục thác Cổng Trời, Bãi Đạn; thám hiểm rừng sâu hang Ba.

Năm 2022, tỉnh Quảng Trị tổ chức nhiều hoạt động thu hút du khách như chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị, khai trương mùa du lịch biển, đảo năm 2022… Một trong những điểm đến hàng đầu Quảng Trị hiện nay là đảo Cồn Cỏ, nơi phong cảnh vẫn còn hoang sơ và nhiều trải nghiệm thú vị như thăm hải đăng Cồn Cỏ, khám phá cung đường rừng nguyên sinh giữa biển, tìm hiểu câu chuyện lịch sử ở Bến Nghè...

Tại Thừa Thiên - Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tổ chức nhiều chương trình trải nghiệm miễn phí, tái hiện các nghi thức và hoạt động chốn cung đình xưa như lễ đổi gác, chương trình "Âm sắc cung đình và Huế xưa", biểu diễn ca Huế… Một số sản phẩm mới tại Thừa Thiên - Huế là phố đi bộ Hoàng Thành, phố ẩm thực tại đường Đinh Tiên Hoàng dự kiến khai trương vào tháng 4/2022.

Dịp này, các doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng giới thiệu nhiều tour kích cầu hấp dẫn như các gói combo khuyến mãi bao gồm vé máy bay và khách sạn 3-5 sao kèm các trải nghiệm như nghỉ dưỡng nâng cao sức khỏe, trải nghiệm thiên nhiên, nghỉ dưỡng và chơi golf, vui chơi giải trí… Sắp tới Đà Nẵng tổ chức hàng loạt sự kiện để thu hút du khách như khai trương mùa du lịch biển và đêm Mỹ An, "Đường chạy sắc màu - Color me run Đà Nẵng", tuần lễ du lịch sức khỏe, Lễ hội "Tuyệt vời Đà Nẵng" vào tháng 7...

Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức chương trình Roadshow “Kết nối doanh nghiệp kích cầu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa” năm 2022 tại Hà Nội. Bên cạnh việc giới thiệu, cung cấp cho các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước về các gói sản phẩm, dịch vụ mới, tiêu biểu, hấp dẫn, ngành du lịch Khánh Hòa cũng thực hiện phát động chương trình kích cầu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa năm 2022 và công bố Bộ nhận diện thương hiệu mới của ngành du lịch Khánh Hòa, với logo và slogan “Nha Trang - Khánh Hòa, Chạm đến trái tim”.

Khánh Hòa tổ chức chương trình Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang 2022 từ ngày 16 -19/6 - sự kiện chính trong mùa du lịch hè năm nay của ngành du lịch Khánh Hòa; tổ chức cuộc thi Hoa hậu Du lịch Biển Việt Nam năm 2022, tiếp tục triển khai phát triển liên kết vùng để tạo sự đa dạng sản phẩm dịch vụ; phối hợp với các hãng hàng không mở rộng đường bay kết nối điểm đến để phát triển hoạt động du lịch.

Âm sắc Cung đình.

Âm sắc Cung đình.

Chợ phiên Mường - Dao

Sở Du lịch Hà Nội, huyện Ba Vì (Hà Nội) cũng tổ chức khai trương du lịch Ba Vì năm 2022 với chủ đề “Du lịch Ba Vì - Trải nghiệm xanh, an toàn”. Huyện Ba Vì sẽ tạo dựng các sản phẩm du lịch mới như: tại bản Coôc - Minh Quang sẽ tổ chức “Lễ hội Cơm mới” vào dịp 5/5 và 10/10 âm lịch, đúng dịp cúng cơm mới truyền thống của nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Các hoạt động chế biến nông sản và hội thi nấu cơm ngày mùa mừng cơm mới gắn với các hoạt động của chợ phiên và các hoạt động tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn , “Lễ hội khinh khí cầu” gắn với hoạt động trải nghiệm và trình diễn hoa dã quỳ gồm con đường hoa; lều hoa; carnaval hoa dã quỳ vào tháng 11 hàng năm.

Trong chương trình sẽ có “Chợ phiên Mường - Dao Ba Vì” với hoạt động chợ phiên, trải nghiệm văn hóa Mường - Dao Ba Vì (tục vác nước đầu xuân của già làng Mường, văn hóa ẩm thực dân tộc; văn hóa chiêng Mường; tìm hiểu Bộ lịch cổ đại người Mường Việt Nam…); các hoạt động trải nghiệm, tham gia nông nghiệp (tham quan và trải nghiệm vườn chè, vườn thốc nam dân tộc Dao)… Chương trình thường diễn ra tuần đầu tháng 4 hàng năm và duy trì một số hoạt động chợ phiên vào Thứ Bảy, Chủ nhật.

Trong dịp này, du khách cũng có thể tham quan, trải nghiệm Vườn Quốc gia Ba Vì; Tản Đà; Khoang Xanh - Suối Tiên; tham quan Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên với “Động băng tuyết”, “Dịch vụ tắm thuốc thảo dược” và “Chẩn trị và chăm sóc sức khỏe Nam y - Đông y” tại Ao Vua; tham quan trải nghiệm dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại Thiên Sơn - Suối Ngà; tham quan di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn như cụm di tích đền thờ Tản Viên Sơn Thánh: đền Thượng - đền Trung - đền Hạ; chùa Tản Viên, K9 Đá Chông, đền thờ Bác Hồ…

Đắk Lắk xây dựng Đề án phát triển thương hiệu thành phố Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố Cà phê của thế giới”; phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương gắn với các di tích quốc gia. Tỉnh xây dựng và triển khai mô hình sản phẩm du lịch thân thiện với voi nhằm tìm hiểu về đặc tính sinh hoạt hàng ngày của voi, ngắm voi từ xa; theo dõi voi ăn, tắm, ngủ, nghỉ; đi dạo cùng voi trong rừng Yok Don, Rừng Lịch sử Môi trường hồ Lắk, trong Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk…

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - Nguyễn Trùng Khánh thông tin, năm 2022 hứa hẹn tình hình du lịch Việt Nam sẽ có những bước khởi sắc hơn hai năm qua với bức tranh ngành du lịch. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, bộ, ngành, các địa phương tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch trở lại.

Với chủ trương nối lại các đường bay thường lệ trong nước và quốc tế trong năm 2022 sẽ tạo ra nhiều cơ hội để thu hút khách du lịch quốc tế, mở rộng đối tượng khách theo chương trình du lịch thí điểm. Đồng thời hứa hẹn khởi động thị trường du lịch nội địa sôi động hơn nhất là vào nghỉ lễ, nghỉ hè.

Trước sự chuẩn bị kỹ lưỡng của ngành du lịch, trước những dự báo về tình hình chung của thế giới và Việt Nam, ngành du lịch đặt mục tiêu năm 2022 phấn đấu đón 65 triệu lượt khách du lịch. Trong đó khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa đạt khoảng 60 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt 400 nghìn tỷ đồng.

Việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa không phải là một định hướng mới của Việt Nam mà đây là quan điểm xuyên suốt của Chính phủ, Bộ VH,TT&DL. Du lịch không tách rời mà gắn chặt với văn hóa đất nước, con người, dân tộc Việt Nam. Cần nhận thức đầy đủ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, mang nội dung văn hóa và nhân văn sâu sắc.

Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu cụ thể phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, trong đó du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong số 18.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch.

“Nhiều năm qua, dưới sự nỗ lực của toàn ngành, chúng ta có thể đánh giá rằng sản phẩm du lịch văn hóa của Việt Nam đã từng bước có những vị trí vững chắc trên danh mục các điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới và khu vực” - ông Nguyễn Trùng Khánh khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.

Những phản ứng 'bất ngờ' của khách nước ngoài lần đầu thưởng thức chả rươi

Món chả rươi thường ăn kèm với bún, nước chấm, đôi khi thêm chả cốm và nem. (Nguồn: SCM)
(PLVN) - Đặc sản của Hà Nội nói riêng hay ẩm thực Việt Nam nói chung vô cùng đa dạng, phong phú và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn đường phố chắc chắn có thể làm bất ngờ và hài lòng những thực khách khó tính nhất. Trong đó phải kể đến món chả rươi, mặc dù có hình thù khiến nhiều người sợ hãi, nhưng hương vị tuyệt vời sau khi nếm thử luôn làm thực khách bất ngờ.