MSB công bố Báo cáo tài chính Quý III/2021

Ở mảng dịch vụ, MSB tiếp tục thúc đẩy các hoạt động giao dịch trực tuyến trong giai đoạn giãn cách xã hội ở nhiều địa phương.
Ở mảng dịch vụ, MSB tiếp tục thúc đẩy các hoạt động giao dịch trực tuyến trong giai đoạn giãn cách xã hội ở nhiều địa phương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngân hàng MSB vừa công bố báo cáo tài chính III/2021 với nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra cho cả năm. Hoạt động ngân hàng được điều hành linh hoạt giúp vượt qua làn sóng thứ 4 của đại dịch.

Quý III/2021 vừa qua đánh dấu nhiều thách thức với ngành Ngân hàng trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân cũng như kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Ứng phó với tình hình này, MSB cũng đã có nhiều biện pháp nhằm duy trì hoạt động liên tục của ngân hàng cũng như hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Cụ thể, ở mảng cho vay, MSB tiếp tục hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ít rủi ro và có tiềm năng phát triển mạnh sau dịch như y tế, giáo dục, năng lượng tái tạo, xuất nhập khẩu…với các gói tín dụng ưu đãi. Nhờ đó, tăng trưởng cho vay khách hàng của ngân hàng hết quý III/2021 vẫn đạt hơn 23,5% so với đầu năm, ở mức 97.996 tỷ đồng, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng thời nợ xấu tính riêng của ngân hàng ở thời điểm 30/9/2021 kiểm soát tốt ở mức 1,31%, giảm so với quý 2 (1,6%). Ngân hàng cũng đã tiến hành giảm lãi suất và cơ cấu thời gian trả nợ cho khách hàng theo Thông tư 14 của NHNN. Tính đến hết quý III/2021, tổng số tiền lãi mà MSB đã giảm cho khách hàng là 93,5 tỷ đồng, với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 38.130 tỷ đồng cho 3.269 khách hàng.

Ở mảng dịch vụ, MSB tiếp tục thúc đẩy các hoạt động giao dịch trực tuyến trong giai đoạn giãn cách xã hội ở nhiều địa phương. Nhờ các dịch vụ Ngân hàng điện tử được đẩy mạnh trong giai đoạn dịch bệnh kết hợp nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn và hầu hết đều miễn phí nên CASA của MSB tiếp tục duy trì ở mức cao trong quý III/2021 với 29.202 nghìn tỷ, chiếm tỷ lệ 31,07% trên tổng tiền gửi và ký quỹ, tăng hơn 54% so với cùng kỳ, nằm trong top cao trên thị trường. Ngân hàng đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng hướng đến mốc 40 nghìn tỷ CASA năm 2023.

Kết thúc quý III/2021, hoạt động kinh doanh của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định ngay trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh. Cụ thể, tổng thu nhập thuần hợp nhất của Ngân hàng lũy kế 9 tháng đạt hơn 7.669 tỷ đồng, tăng hơn 59% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần (NII) vẫn là động lực chính cho sự tăng trưởng với kết quả đạt hơn 4.523 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm trước với biên lãi thuần (NIM) đạt 3, 86% nhờ lãi suất đầu vào vẫn ở mức thấp. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MSB lũy kế hết quý III/2021 đạt 2.448 tỷ đồng, gấp gần 5 lần so với cùng kỳ, trong đó đóng góp chính là nguồn thu từ hoạt động Bancas.

Hoạt động kinh doanh của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định ngay trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.

Hoạt động kinh doanh của MSB ghi nhận sự tăng trưởng ổn định ngay trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.

Với kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt ở hầu hết các mảng chính, lũy kế 9 tháng MSB đạt được hơn 4.128 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, gấp gần 2,5 lần với cùng kỳ, vượt kế hoạch lợi nhuận của năm 2021 (3.280 tỷ đồng). Chi phí được kiểm soát tốt với chỉ số CIR ở mức 32,7%, giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt hơn nhiều so với mức tăng của chi phí hoạt động.

Tổng tài sản của hợp nhất ngân hàng tính đến 30/9/2021 cũng đạt hơn 195,5 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 10% so với đầu năm, vượt kế hoạch 190.000 tỷ đồng tổng tài sản của năm 2021 đặt ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên. Chỉ số ROAA và ROAE (tính đến 30/9/2021) của 4 quý gần nhất đều khả quan, tương ứng đạt 3,14% và 20,83%. Với lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của 4 quý gần nhất khoảng 3.524 VNĐ, trên cơ sở mức giá đóng cửa MSB ngày 29/10/2021 đạt 22.900 đồng/cp, chỉ số PE của ngân hàng là gần 6,5 lần, ở mức hấp dẫn so với các ngân hàng đang niêm yết.

Song song với việc điều hành hoạt động kinh doanh hiệu quả trong giai đoạn nhiều thách thức, MSB cũng đã thực hiện việc quản trị rủi ro chặt chẽ. Nhờ đó, ngân hàng duy trì tốt các chỉ số rủi ro và hệ số an toàn ở mức thận trọng. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất (CAR) 9 tháng đầu năm của MSB theo Thông tư 41 ở mức 11,2%. Vừa qua, ngân hàng cũng vừa hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 15.275 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 30%. Việc tăng vốn cũng là một động thái tích cực giúp giúp ngân hàng đảm bảo các tỷ lệ an toàn về vốn, quản trị rủi ro cho ngân hàng đáp ứng các chuẩn quốc tế Basel II, hướng tới Basel III đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư vào các dự án chiến lược, mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2021 – 2023.

Ngân hàng hướng tới việc chuyển đổi số toàn diện vào năm 2024 và đang trong lộ trình triển khai các dự án chiến lược như thay mới Core-banking và xây dựng “Nhà máy số” để số hóa hành trình trải nghiệm khách hàng.

Với những kết quả ấn tượng về tăng trưởng quy mô, lợi nhuận và nâng cao hình ảnh thương hiệu trong giai đoạn vừa qua, đặc biệt là những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng, MSB đã được các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhân với những giải thưởng danh giá như Top 25 thương hiệu tài chính dẫn đầu do Forbes Việt Nam bình chọn, Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín nhất Việt Nam do Vietnam Report bình chọn, hay Giải thưởng “Ngân hàng dẫn đầu về tài trợ thương mại cho doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2021 do Ngân hàng Phát triển Châu Á - Asian Development Bank (ADB) trao tặng.

MSB đang hướng tới mục tiêu nằm trong Top 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với quy mô vốn hóa đạt 3,5 tỷ USD vào năm 2023.

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…