Một trường đại học phát hiện loạt sinh viên học hộ, thi hộ

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, Trường Đại học Công thương TP HCM phát hiện và xử lý nhiều sinh viên có hành vi nhờ điểm danh, nhờ học hộ, thi hộ.

Theo Trường Đại học Công thương TP HCM, học hộ và thi hộ là những hành vi vi phạm nghiêm trọng Quy chế đào tạo tín chỉ và Quy chế công tác sinh viên của trường, cũng như các quy định khác có liên quan của pháp luật. Hành vi này gây ra nhiều dư luận tiêu cực và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.

Để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc những hành vi nêu trên, Hiệu trưởng nhà trường đề nghị các đơn vị chức năng rà soát, thực hiện đầy đủ quy định về việc điểm danh trên lớp các học phần; thực hiện đúng quy trình tổ chức kiểm tra và thi kết thúc học phần, đối chiếu thông tin trên phần mềm thi, căn cước công dân, thẻ sinh viên với người dự thi.

Các đơn vị chức năng tuyên truyền rộng rãi trong sinh viên các nội dung về quy định "Các hành vi sinh viên không được làm" tại quy chế sinh viên của trường; quy định về hình thức xử lý kỷ luật sinh viên khi bị phát hiện đi học hộ, thi hộ.

Nhà trường yêu cầu, khi phát hiện có dấu hiệu liên quan đi học và điểm danh hộ, học hộ, làm bài hộ và thi hộ, giảng viên, sinh viên gửi thông tin về phòng công tác sinh viên và thanh tra giáo dục nhà trường để được hỗ trợ, ghi nhận và xử lý theo quy định.

Để kịp thời chấn chỉnh và ngăn chặn tình trạng trên, Hiệu trưởng nhà trường đề nghị Trưởng các khoa đào tạo, Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên trường, ban cán sự lớp quan tâm nắm bắt tình hình sinh viên, thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể sinh viên biết và thực hiện nội dung trên.

Trường Đại học Công Thương TP HCM quy định hình thức kỷ luật sinh viên khi có hành vi vi phạm học hộ, làm bài hộ và thi hộ như sau:

Đối với học hộ: Người nhờ học hộ lần đầu vi phạm sẽ nhận điểm 0 học phần đó, xử lý mức khiển trách đến cảnh cáo trước toàn trường. Vi phạm lần 2 sẽ nhận điểm 0 toàn học phần thuộc học kỳ vi phạm, đình chỉ học tập có thời hạn, gửi thông báo về địa phương.

Người đi học hộ sẽ bị xử lý từ khiển trách đến cảnh cáo toàn trường, lần 2 sẽ đình chỉ học tập và gửi thông báo về địa phương (nếu là sinh viên nhà trường). Nếu không phải là sinh viên nhà trường thì sẽ giao cơ quan chức năng xử lý.

Đối với thi, kiểm tra hộ: Người nhờ thi hộ nhận điểm 0 toàn học phần thuộc học kỳ vi phạm và bị đình chỉ học tập có thời hạn. Nếu vi phạm lần 2 sẽ bị buộc thôi học, gửi thông báo về địa phương gia đình.

Người đi thi hộ sẽ bị đình chỉ học tập có thời hạn, phối hợp với trường khác xử lý (nếu là sinh viên trường khác). Vi phạm lần 2 sẽ bị đuổi học, nếu không phải là sinh viên sẽ giao cơ quan chức năng xử lý.

Ngoài ra, người vi phạm việc tổ chức học, thi, kiểm tra hộ sẽ bị buộc thôi học và gửi thông báo về gia đình, địa phương hoặc giao cơ quan chức năng xử lý.

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…