Một trường đại học 'chốt' giữ nguyên học phí sau chỉ đạo của Phó Thủ tướng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngay sau khi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có chỉ đạo sửa đổi Nghị định 81 theo hướng không tăng học phí năm học 2023-2024, Trường đại học Giao thông vận tải TP HCM ra thông báo giữ nguyên mức học phí trong năm học mới.

Ngày 2/8, Hiệu trưởng Trường đại học Giao thông vận tải TP HCM ký ban hành công văn về việc không tăng học phí năm học 2023 – 2024.

Theo đó, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội còn khó khăn sau đại dịch, theo chủ trương của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về việc cần tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tiếp cận học tập giáo dục đại học, Trường đại học Giao thông vận tải TP HCM quyết định năm học 2023 – 2024 sẽ là năm học thứ tư liên tiếp trường giữ nguyên mức học phí áp dụng cho sinh viên chính quy trình độ đại học".

Cụ thể mức học phí năm học mới như sau: Chương trình đào tạo chuẩn: 354.000 đồng/tín chỉ. - Chương trình chất lượng cao: 770.000 đồng/tín chỉ.

"Dù việc không tăng học phí năm học 2023-2024 đồng nghĩa nhà trường sẽ đối mặt nhiều khó khăn như: thu nhập cho cán bộ, giảng viên; hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập… Tuy nhiên, nhà trường vẫn quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giao thông vận tải và đất nước. Đồng thời, trường kêu gọi cán bộ, giảng viên và người lao động đồng lòng cùng nhà trường, người học chia sẻ những khó khăn trong giai đoạn hiện nay", công văn nêu.

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin trước đó, ngày 1/8, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 300 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng tại cuộc họp về dự thảo của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GD&ĐT khẩn trương thống nhất với các Bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021 về cơ chế thu, quản lý học phí công lập.

Dự thảo sửa đổi theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 81 theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2023.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

TP HCM: Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Tòa án Nhân dân Quận 7 ký kết hợp tác đào tạo

Hoạt động ký kết hợp tác đào tạo giữa 2 đơn vị. ( Ảnh: Thiện Nhân)
(PLVN) - Chiều ngày 17/1, tại TP HCM đã diễn ra lễ ký kết hợp tác đào tạo giữa Tòa án Nhân dân (TAND) Quận 7 và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực pháp lý, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên ngành Luật tiếp cận thực tiễn, trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045: Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế về giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vui mừng chào đón các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại trụ sở Chính phủ. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Phát triển giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, phát triển toàn diện con người Việt Nam, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới… Chú trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc…

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.