Thí sinh Nguyễn Thị Thoa ở thôn Sơn Hà, xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội đang bị “bội thực” giấy báo trúng tuyển vì vừa qua, em Thoa đã nhận được 20 giấy báo trúng tuyển của các trường ĐH, CĐ mà có trường em chưa từng nghe tên.
Kỳ thi tuyển sinh vừa qua, em Nguyễn Thị Thoa đã thi và đỗ vào Khoa Chế biến của ĐH Nông nghiệp 1. Trong khi chờ trường gửi giấy báo trúng tuyển thì em Thoa đã nhận được tới 20 loại giấy mời xét tuyển và giấy báo đỗ vào nhiều trường ĐH, CĐ. Thậm chí có trường còn gửi giấy gọi nhập học và liên tiếp 2 lần điện thoại về tận nhà Thoa để mời chào rất hấp dẫn như Trường NIIT IPMAC.
Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Văn Dương ở TP Nam Định dự thi đại học khối A được 10 điểm, trượt đại học nhưng từ khi biết điểm thi, Dương đã nhận được 15 giấy báo trúng tuyển từ các trường như Trường CĐ Phát thanh truyền hình I; ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TPHCM); ĐHSP Kỹ thuật Nam Định; CĐ Bách nghệ Hưng Yên; CĐ nghề Bách khoa (QL 32, Phùng, Hà Nội); CĐ Bách nghệ Tây Hà; CĐ ngoại ngữ Việt Nhật (Bắc Ninh); ĐH Chu Văn An; Học viện công nghệ thông tin - ĐH Bách khoa Hà Nội. Học viện đã thông báo Dương đủ điều kiện xét tuyển vào ngành công nghệ đào tạo chuyên gia cao cấp quản trị mạng và bảo mật hệ thống. Thậm chí chỉ với mức điểm sàn như vậy nhưng Dương còn đủ điều kiện tham gia xét học bổng của trường.
Kỳ thi tuyển sinh vừa qua, em Nguyễn Thị Thoa đã thi và đỗ vào Khoa Chế biến của ĐH Nông nghiệp 1. Trong khi chờ trường gửi giấy báo trúng tuyển thì em Thoa đã nhận được tới 20 loại giấy mời xét tuyển và giấy báo đỗ vào nhiều trường ĐH, CĐ. Thậm chí có trường còn gửi giấy gọi nhập học và liên tiếp 2 lần điện thoại về tận nhà Thoa để mời chào rất hấp dẫn như Trường NIIT IPMAC.
Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Văn Dương ở TP Nam Định dự thi đại học khối A được 10 điểm, trượt đại học nhưng từ khi biết điểm thi, Dương đã nhận được 15 giấy báo trúng tuyển từ các trường như Trường CĐ Phát thanh truyền hình I; ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TPHCM); ĐHSP Kỹ thuật Nam Định; CĐ Bách nghệ Hưng Yên; CĐ nghề Bách khoa (QL 32, Phùng, Hà Nội); CĐ Bách nghệ Tây Hà; CĐ ngoại ngữ Việt Nhật (Bắc Ninh); ĐH Chu Văn An; Học viện công nghệ thông tin - ĐH Bách khoa Hà Nội. Học viện đã thông báo Dương đủ điều kiện xét tuyển vào ngành công nghệ đào tạo chuyên gia cao cấp quản trị mạng và bảo mật hệ thống. Thậm chí chỉ với mức điểm sàn như vậy nhưng Dương còn đủ điều kiện tham gia xét học bổng của trường.
Thí sinh và phụ huynh xem điểm thi. (Ảnh: Hồng Hạnh) |
Dương cho biết, em rất bất ngờ khi nhận được nhiều giấy báo trúng tuyển như vậy, không hiểu tại sao trường lại biết thông tin của em rành rọt đến vậy. Em không biết là chọn trường nào để học. Em lo nhất là sợ đăng ký vào trường không tốt, kém chất lượng.
Còn bạn cùng lớp của Dương là Nguyễn Văn Phương, dự thi khối A được 10 điểm/3 môn nhưng cũng có tới 11 giấy gọi nhập học, trong đó có cả chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của Viện ĐH Mở Hà Nội.
Tương tự, thí sinh Lê Đức Hùng ở Hưng Yên dự thi khối A vào Viện ĐH Mở Hà Nội được 12 điểm/3 môn, CĐ Tài chính Quản trị Kinh doanh (Hưng Yên) được 14 điểm/3 môn. Ở cả 2 trường này Hùng đều trượt. Thời gian chờ giấy báo điểm, Hùng liên tục nhận được giấy báo trúng tuyển từ các trường khác như CĐ Đại Việt, CĐ Công nghệ Bắc Hà (Bắc Ninh)...
Thí sinh "bội thực" vì giấy báo trúng tuyển |
Với “chiêu” tuyển thí sinh kiểu này của nhiều trường ĐH, CĐ mấy năm trở lại đây vẫn diễn ra đều đều. Hầu hết các trường này đều là trường ngoài công lập và cao đẳng khó khăn trong tuyển sinh đầu vào. Mặc dù điểm chuẩn của các trường hàng năm lúc nào cũng ở mức điểm sàn của Bộ GD-ĐT nhưng các trường vẫn lo lắng sợ không tuyển đủ thí sinh. Ngăn ngừa tình huống xấu, không ít trường đã... “lách luật”, “phá rào” để tuyển sinh như trên. Trước thực trạng trên, ngày 13/8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã chỉ đạo các trường ĐH, CĐ chỉ gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 hoặc NV3 hợp lệ, đạt điểm trúng tuyển quy định của trường. Yêu cầu này là nhằm tránh tình trạng một số trường ĐH,CĐ thực hiện không đúng quy định của quy chế tuyển sinh, đã gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho những thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2), nguyện vọng 3 (NV3) vào trường, gây bức xúc trong dư luận xã hội những năm qua. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT còn yêu cầu các trường không gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 hoặc NV3 vào trường. Bộ GD-ĐT sẽ thành lập các đoàn kiểm tra công tác xét tuyển tại các trường vào tháng 10-11/2010. Tuy nhiên, trước thực trạng thiếu nguồn tuyển, nhiều trường đã “phớt lờ” quy định của Bộ để cứu vãn tình thế hiện nay của mình. Đây cũng là một câu hỏi đối với các nhà quản lý giáo dục đại học.
Theo Hồng Hạnh
Dân Trí
Dân Trí