Một thập kỷ thay đổi hủ tục, lạc hậu trong đám cưới

Ban tổ chức trao tặng quà cho các cặp đôi thực hiện đám cưới văn minh, trang trọng, tiết kiệm.
Ban tổ chức trao tặng quà cho các cặp đôi thực hiện đám cưới văn minh, trang trọng, tiết kiệm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Cách đây hơn 10 năm, trên địa bàn các quận, huyện Hà Nội vẫn còn tình trạng người dân tổ chức đám cưới linh đình, phô trương, xa hoa, lãng phí, ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Từ khi thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU đến nay, đa số đám cưới ở Thủ đô đã thực hiện theo nếp sống văn minh.

Vượt qua “đất lề, quê thói” để đám cưới “6 không”

Mùa cưới lại đến, chị Lan Hương 28 tuổi (Đan Phượng, Hà Nội) nhớ lại đám cưới của mình cách đây tròn một năm. Chị mỉm cười hạnh phúc khi hai bên gia đình đã tổ chức đám cưới “6 không”. Nhưng để tổ chức đám cưới an toàn, tiết kiệm, văn minh đối với chị Hương không hề dễ dàng.

Ban đầu, đôi uyên ương Văn Tùng và Lan Hương đưa ra ý định chỉ mời đại diện họ hàng, mỗi bên gia đình chỉ làm 10 mâm cỗ, còn lại báo hỉ đã bị hai bên gia đình phản đối. Bố mẹ chị Hương hờn dỗi: “Tôi có mỗi con gái, tổ chức “úi xùi” như thế còn mặt mũi nào nhìn mọi người. Vả lại, dòng họ mình ở làng này đông, biết mời ai, biết báo hỉ ai. Không cẩn thận, bị cả cả làng chê trách thì mệt lắm con ơi. Thôi, cứ để bố mẹ làm 90 mâm mời họ hàng, làng xóm cho đỡ mang tiếng ki bo, bủn xỉn”. Đằng nhà trai cũng không đồng ý rút gọn mâm cỗ khi cho rằng: “Cưới con trai phải làm hoành tráng, dù đi vay mượn, dù vất vả cũng cam lòng. Làng này, dù nghèo hay giàu cũng phải làm vài chục mâm tới vài trăm mâm, bao đời nay rồi!”.

“Đất lề, quê thói”, không dễ để thay đổi quan điểm, hủ tục bấy lâu, anh chị Tùng – Hương đã nhờ người bạn làm cán bộ văn hóa xã tới phân tích những điều lợi mà đám cưới văn minh, tiết kiệm mang lại. Một đám cưới tinh giản, gọn nhẹ, đại diện họ hàng nội ngoại bạn bè khoảng 30 - 60 người, đầm ấm. Gia đình hai bên, cô dâu chú rể không phải quá lo lắng việc vay mượn tiền làm đám cưới cũng như chạy xuôi ngược đón tiếp khách đông. Đặc biệt, trong đám cưới tinh giản, hai gia đình hạn chế việc mời rượu chúc tụng cô dâu, chú rể quá chén ảnh hưởng sức khỏe của đôi uyên ương cũng như giảm thiểu các vụ va chạm, xô xát của các khách mời.

Sau một hồi phân tích của anh Tùng, chị Hương và cán bộ văn hóa xã, hai bên gia đình thấy đúng và đồng ý tổ chức đám cưới “6 không”: Không ăn uống linh đình, kéo dài; Không hút thuốc lá; Không tổ chức quá 1,5 ngày; Không tổ chức vui chơi văn nghệ quá 22 giờ; Tổ chức hôn lễ không quá 45 phút; Không lợi dụng đám cưới để tụ tập uống rượu bia, gây mất trật tự an ninh và tổ chức đánh bạc; Không vi phạm pháp luật an toàn giao thông, nhất là trong quá trình đưa đón dâu.

Đám cưới vợ chồng anh chị Tùng - Hương diễn ra tinh giản, trang trọng, văn minh và hạnh phúc. Không phải lo trả nợ tiền làm đám cưới, anh chị cùng nhau đi làm tiết kiệm tiền để chăm sóc, nuôi dạy con trai đầu lòng sắp ra đời. Hạnh phúc tràn ngập trên khuôn mặt vợ chồng trẻ.

Đám cưới văn minh của anh chị Tùng - Hương là một trong những đám cưới được tổ chức thực hiện theo Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 3/10/2012 của Thành ủy Hà Nội (khóa XV).

Các cặp đôi trao nhau nhẫn cưới tại đám cưới tập thể trên phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, ngày 15, 16/10/2022.

Các cặp đôi trao nhau nhẫn cưới tại đám cưới tập thể trên phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, ngày 15, 16/10/2022.

Hạnh phúc với đám cưới “tiệc ngọt, tiệc trà”

Trước thực trạng tại nhiều địa phương, các đám cưới trở thành “vấn nạn” cỗ bàn, hay các thủ tục rườm rà, khiến nhiều gia đình phải chật vật tổ chức đám cưới, năm 2012, Thành uỷ Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 11-CT/TU về “Tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới”.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU”, nhiều thủ tục rườm rà, phô trương, hủ tục lạc hậu trong đám cưới đã được loại bỏ. Những nội dung cưới văn minh, trang trọng, nhưng tiết kiệm đã đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, nhanh chóng đi vào cuộc sống. Một số địa phương trên địa bàn thành phố còn có những cách làm hay trong vận động “cưới văn minh”.

Theo số liệu thống kê, trong 10 năm (2012 - 2022) trên địa bàn thành phố có tổng số 481.920 đám cưới được tổ chức. Trong đó, số đám cưới thực hiện theo quy định là 437.153, đạt 90,71%. Số đám cưới theo mô hình mới, hiệu quả, tiết kiệm là 64.435, đạt 13,37%. Số đám cưới không thực hiện theo quy định chiếm khoảng 5,34%.

Cách đây hơn 10 năm, trên địa bàn quận Ba Đình vẫn còn tình trạng người dân tổ chức đám cưới linh đình, phô trương, xa hoa, lãng phí, ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Từ khi thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU đến nay, đa số đám cưới trên địa bàn quận đã thực hiện theo nếp sống văn minh.

Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình) Phạm Thị Thu Hường cho biết, sau nhiều nỗ lực, kiên trì tuyên truyền, vận động, trong 10 năm qua, hơn 80% đám cưới được tổ chức theo nếp sống văn minh. Nhiều mô hình cưới giản dị, tiết kiệm đã được thực hiện, như mô hình trao đăng ký kết hôn, tổ chức cưới “tiệc ngọt, tiệc trà”, cưới tập thể…

“Đại diện lãnh đạo UBND phường sẽ trao đăng ký kết hôn và những bó hoa tươi thắm cùng lời chúc phúc đến các bạn trẻ trong ngày trọng đại. Kể từ giữa tháng 7/2022, thực hiện mô hình “5 thủ tục - 5 giải quyết tại chỗ”, các trường hợp ngay sau khi đăng ký kết hôn sẽ được tổ chức trao đăng ký kết hôn kèm theo thư chúc mừng của lãnh đạo UBND phường”, bà Phạm Thị Thu Hường nói.

Tiệc trà đám cưới đầy trang trọng, tiết kiệm và văn minh.

Tiệc trà đám cưới đầy trang trọng, tiết kiệm và văn minh.

Để nhân dân hưởng ứng thì 100% lãnh đạo phường, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên đăng ký thực hiện văn minh trong việc cưới, vận động gia đình thực hiện tổ chức cưới văn minh cho con hay bản thân. Việc cán bộ, đảng viên gương mẫu đi trước được kết hợp với công tác tuyên truyền, vận động. Nhiều quận huyện, phường xã đã huy động “tổng lực” tuyên truyền trên đài truyền thanh, cổng thông tin điện tử, các trang mạng xã hội, zalo, facebook với công tác vận động. Dần dần, nhận thức của mọi người thay đổi.

Sau 10 năm, trên địa bàn huyện Thanh Trì có 13.282 cặp đôi đăng ký kết hôn và được trao đăng ký kết hôn tại UBND xã. Toàn huyện không có đám cưới tảo hôn, không có đám cưới vi phạm pháp luật. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới có chuyển biến tích cực. Hầu hết các đám cưới trên địa bàn huyện đều cơ bản thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới và được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng trong một ngày theo đúng tinh thần Chỉ thị số 11-CT/TU của Thành uỷ Hà Nội. 100% cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp đã thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong tổ chức thực hiện đám cưới theo nếp sống văn hóa mới, không tổ chức đám cưới linh đình, phô trương, xa hoa, lãng phí.

Huyện Quốc Oai cũng đạt nhiều kết quả ghi nhận. Toàn huyện có 15.212 đám cưới thực hiện theo nếp sống văn minh (chiếm 95,9%). Tiêu biểu là xã Phượng Cách, trong 10 năm qua, có tới 97,5% đám cưới tổ chức theo mô hình nếp sống mới. Các đám cưới phần lớn đã thực hiện đúng Luật Hôn nhân và Gia đình, bảo đảm “vui tươi - lành mạnh - tiết kiệm”. Hầu hết các đám cưới đều được tổ chức trong 1 ngày, không phô trương hình thức; xu hướng tổ chức tiệc trà được thực hiện và nhân rộng; nhiều gia đình đã thực hiện gửi giấy báo hỷ sau ngày cưới thay cho việc mời dự cưới.

Tại quận Bắc Từ Liêm, “đảng viên đi trước” thì “làng nước theo sau”. Những đám cưới linh đình tốn kém giảm hẳn. Một số phường còn có sáng kiến đưa việc thực hiện “cưới văn minh” vào Quy ước của Tổ dân phố, bình xét Gia đình văn hoá. Điều đó giúp nâng cao ý thức của mọi người.

“Xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo. Những giá trị ấy được nuôi dưỡng bởi văn hóa gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; được bồi đắp, phát triển bởi nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với hệ giá trị: Dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học; trên nền tảng của hệ giá trị quốc gia và cũng là mục tiêu phấn đấu cao cả của dân tộc ta: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc.

(Trích bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào ngày 24/11/2021).

Đọc thêm

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên
Trong 2 ngày 24, 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đoàn Famtrip gồm các thành viên đại diện cho hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam, các cơ quan thông tấn báo chí... với mục đích phát triển du lịch địa phương.  Chuyến Famtrip đã khiến các thành viên trong đoàn được trải qua những cung bậc cảm xúc kỳ diệu.

Nữ HLV gặt hái nhiều thành công nhờ tình yêu cầu mây mãnh liệt

HLV Trần Thị Thu Hoài là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023
(PLVN) - Huấn luyện viên Bộ môn Cầu mây, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội Trần Thị Thu Hoài đạt Huy chương Vàng Vô địch thế giới năm 2013, 2016, 2022 cùng nhiều Huy chương tại các giải ASIAD, Vô địch châu Á… Gần đây nhất, Thu Hoài được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

'Con đường văn sĩ'- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

“Con đường văn sĩ”- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (ảnh Bảo Châu)
(PLVN) - Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám1945 là những trang tư liệu chân thực về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội và nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.