Một thập kỉ đau buồn của người cha mất con gái vì sóng thần Nhật Bản

Mai, 12 tuổi, con gái của Noriyuki Suzuki, đã thiệt mạng khi cơn sóng ập đến trường tiểu học của cô. Ảnh: Kazuma Obara
Mai, 12 tuổi, con gái của Noriyuki Suzuki, đã thiệt mạng khi cơn sóng ập đến trường tiểu học của cô. Ảnh: Kazuma Obara
(PLVN) - Mai 12 tuổi khi cô chết trong một trong những câu chuyện đau đớn nhất xuất hiện sau trận động đất và sóng thần tháng 3/2011 ở Nhật Bản.

Mười năm sau trận sóng thần giết chết hơn 18.000 người trên bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, Noriyuki Suzuki đã trở lại nơi con gái ông bị cuốn đến chết. 

Mai 12 tuổi khi cô chết trong một trong những câu chuyện đau đớn nhất kể từ trận động đất và sóng thần tháng 3/2011. Cô ở trường tiểu học Okawa vào ngày xảy ra thảm họa. Thay vì dẫn bọn trẻ lên ngọn đồi gần đó để tránh nguy hiểm, các giáo viên quyết định ở lại.

Cháu nhỏ so với tuổi, nhưng cháu rất thích chơi bóng rổ mini”, người cha nối về Mai, “Cháu luôn nở nụ cười trên môi và rất tốt với em gái mình. Cháu có rất nhiều bạn bè."

Suzuki đang làm việc khi thành phố Ishinomaki khi nơi này bị rung chuyển bởi một trận động đất mạnh 9,0 độ Richter chiều ngày 11/3/2011. Sau khi kiểm tra các đồng nghiệp của mình, anh tìm đường về nhà và tin rằng trường học của Mai, nằm trên ngọn đồi cách bờ biển 4 km, không gặp nguy hiểm. Nhưng tin đồn bắt đầu lan truyền rằng sóng thần đã tiến sâu vào đất liền hơn bất kỳ ai có thể tưởng tượng được, rằng toàn bộ khu phố đã bị biến thành một vùng đất hoang hóa lầy lội, và điều gì đó không thể diễn tả được đã xảy ra ở Okawa .  

Mai - con gái của Noriyuki Suzuki - đã chết trong trận sóng thần năm 2011.
 Mai - con gái của Noriyuki Suzuki - đã chết trong trận sóng thần năm 2011.

“Có quá nhiều thông tin nên rất khó để biết phải tin vào điều gì. Tôi nghe nói khu vực gần trường đã bị sóng thần chia cắt, nhưng không sao cả. Nhưng nhiều giờ trôi qua, chúng tôi nhận ra rằng sóng thần đã phá hủy toàn bộ thị trấn”, Suzuki nói.

Tổng cộng, 74 trẻ em bị chết đuối, cùng với 10 giáo viên và nhân viên đã được giao phó đảm bảo an toàn cho các em trong khu vực dễ xảy ra động đất. Trên khắp Ishinomaki, 3.062 người chết và 415 người vẫn mất tích.

Sau khi rung lắc giảm bớt, các giáo viên đã chọn dẫn 108 học sinh của trường đến sân chơi thay vì lên một ngọn núi gần đó, nơi mà các em gần như chắc chắn được an toàn trước sóng biển.

Những đứa trẻ nán lại bên ngoài trường hơn 40 phút trước khi giáo viên của chúng cuối cùng nhận thức được rằng một cơn sóng thần đang đến gần, và hướng dẫn chúng đến một khu vực cao hơn. Tại đó, lúc 3 giờ 37 phút chiều, đại dương đã bắt kịp họ. 

Một thập kỷ trôi qua, thi thể của 4 đứa trẻ vẫn chưa được tìm thấy. 

Những con đường không thể đi qua do thiệt hại bởi động đất và sóng thần, Suzuki phải đến trường bằng thuyền hai ngày sau đó. Thi thể của Mai đã được vớt lên từ bùn đất. “Tôi được đưa đến gặp con, và tôi không thể nói được thành lời”, anh nói, "Quá tàn nhẫn, đau buồn, và tức giận”.

Anh cầu xin được đưa Mai về nhà, nhưng cảnh sát cho biết cô bé sẽ phải được đưa đến một nhà xác tạm.

Noriyuki Suzuki bên ngoài trường tiểu học Okawa . Ảnh: Kazuma Obara / The Guardian.
 Noriyuki Suzuki bên ngoài trường tiểu học Okawa . Ảnh: Kazuma Obara / The Guardian.

Tôi không thể chịu nổi khi nghĩ đến việc con mình ở đó… Trời lạnh quá. Tôi cởi áo khoác ngoài và đắp lên người con. Con vẫn đang đeo kính, tôi tháo kính ra và mang theo bên mình. Khi gia đình nhìn thấy tôi về nhà với cặp kính của con, họ biết chuyện gì đã xảy ra”, ông nào.

Người dân Okawa đã phản ứng khi nhận thấy rằng cái chết của các em có thể được ngăn chặn. Vào thời điểm xảy ra thảm họa, bản đồ nguy hiểm của thành phố không xác định trường nằm trong khu vực có nguy cơ xảy ra sóng thần.

Năm 2014, gia đình của 23 đứa trẻ đã đệ đơn kiện thành phố Ishinomaki và quận Miyagi, yêu cầu bồi thường thiệt hại 2,3 tỷ yên (15,3 triệu bảng Anh). Năm năm sau, tòa án tối cao đã trao cho họ 1,44 tỷ yên, thừa nhận rằng thảm kịch có thể đã được ngăn chặn nếu chính quyền địa phương cập nhật các biện pháp phòng chống thiên tai.

Các quyết định trước đó của tòa án đã đồng ý với gia đình tang quyến rằng các học sinh sẽ có mọi cơ hội sống sót nếu chúng được đưa tới ngọn núi gần đó.

Trường tiểu học Okawa , nơi 74 học sinh và 10 nhân viên thiệt mạng trong trận sóng thần. Ảnh: Kazuma Obara / The Guardian

Trường tiểu học Okawa , nơi 74 học sinh và 10 nhân viên thiệt mạng trong trận sóng thần. Ảnh: Kazuma Obara / The Guardian

Trong khi tốc độ xây dựng đang diễn ra khá nhanh ở những nơi khác trong thành phố, ngôi trường vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ, trở thành nơi hành hương của những gia đình đau buồn, đến cầu nguyện và để lại hoa trên một bàn thờ tạm trong khuôn viên trường. 

Một số phụ huynh cho biết, họ không thể tự mình đến xem trường và kêu gọi đập bỏ nó. Những người khác, kể cả Suzuki, tin rằng biểu tượng của nó có thể được sử dụng để nhắc nhở các thế hệ tương lai.

Vào năm 2016, chính quyền thành phố đã quyết định bảo tồn ngôi trường và trong những tuần tới nó sẽ “mở cửa trở lại” như một đài tưởng niệm, với một khu vực nơi du khách có thể bày tỏ lòng kính trọng.

Suzuki nói: “Tôi cho rằng chúng ta nên giữ ngôi trường như hiện tại… Chúng tôi đã dọn dẹp nó bên trong… chúng tôi không muốn để nó như cũ vì lợi ích của trẻ em, mặc dù du khách sẽ chỉ có thể xem nó từ bên ngoài”, anh nói, “Tôi biết có những người không bao giờ muốn nhìn lại ngôi trường, nhưng một khi quyết định giữ nó, chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng tôi đã tôn vinh những kỷ niệm của họ một cách đúng đắn.”

Khi người dân Nhật Bản mặc niệm vào lúc 2.46 giờ tối thứ Năm – 11/3, Suzuki và vợ cùng cô con gái nhỏ của họ sẽ nhớ về cô gái với nụ cười rạng rỡ mà họ tin rằng chưa bao giờ thực sự rời bỏ họ.

Đã 10 năm dài và đau khổ, nhưng tình cảm của chúng tôi không hề thay đổi”, anh nói, “Mai vẫn là người con gái chúng tôi yêu. Tên của con vang lên mọi lúc trong nhà của chúng tôi, không chỉ trong những lúc buồn, mà còn khi chúng tôi nhớ cháu hay nói về những thứ mà cháu yêu thích. Cháu luôn ở bên cạnh chúng tôi”, anh nói.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.