Một số doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế 'quên' đóng cửa mỏ khi hết hạn khai thác

Một mỏ đất san lấp vật liệu dù thời hạn khai thác đã hết nhưng DN vẫn chưa thực hiện công tác đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường. (Ảnh: Thùy Nhung)
Một mỏ đất san lấp vật liệu dù thời hạn khai thác đã hết nhưng DN vẫn chưa thực hiện công tác đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường. (Ảnh: Thùy Nhung)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dù đã hết hạn so với giấy phép khai thác khoáng sản (GPKTKS) nhưng một số DN tại Thừa Thiên Huế vẫn “quên” thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường (CT, PHMT) và bàn giao đất cho địa phương quản lý.

Theo Luật Khoáng sản, trong 6 tháng, kể từ ngày GPKTKS chấm dứt hiệu lực, chủ mỏ phải thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến việc đóng cửa mỏ, CT, PHMT, đất đai; phải di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực KTKS.

Thế nhưng, hiện một số DN được cấp mỏ đất làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp (VLSL) trên địa bàn tỉnh dù đã hết hạn so với GPKTKS đã nhiều năm vẫn “chây ỳ” các nghĩa vụ liên quan đến việc đóng cửa mỏ, CT, PHMT, dù cơ quan chức năng đã nhiều lần yêu cầu thực hiện, xử phạt.

Đơn cử như Cty TNHH Phú Bài (phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, có mỏ đất làm VLSL thuộc khu vực núi Gích Dương 1, xã Thủy Phù) đã quá từ 6 tháng trở lên từ ngày GPKTKS hết hiệu lực nhưng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ cho cơ quan thẩm quyền. Do đó, đầu 2024, Cty TNHH Phú Bài đã bị UBND tỉnh xử phạt 140 triệu đồng.

Tương tự, từng bị UBND tỉnh xử phạt 575 triệu đồng do vi phạm trong KTKS và đến nay GPKTKS đã hết hạn kéo dài hơn 4 năm, nhưng Cty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Long (huyện Phong Điền) vẫn chưa lập đề án đóng cửa mỏ đất. Sở TN&MT nhiều lần có văn bản yêu cầu Cty này lập đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đất làm VLSL tại khu vực đồi Kiền Kiền (xã Phong Thu) nhưng đến nay DN này vẫn chưa thực hiện.

Mới đây, Thanh tra tỉnh đã tổ chức công bố kết luận thanh tra (KLTT) việc cấp phép, quản lý, khai thác mỏ khoáng sản đất làm VLSL trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2022. Chánh Thanh tra tỉnh, ông Lương Bảo Toàn cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh trong quy hoạch có 45 khu vực thăm dò, KTKS, với diện tích hơn 834ha, trữ lượng tài nguyên dự báo hơn 60 triệu m3. Đến nay, UBND tỉnh đã cấp phép 38 khu vực mỏ, trong đó 20 mỏ còn hiệu lực với tổng diện tích 360ha, tổng trữ lượng hơn 18 triệu m3.

Đoàn Thanh tra tỉnh đã tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định trong việc cấp phép thăm dò, khai thác, quản lý khai thác, đất đai, bảo vệ môi trường trong hoạt động KTKS với 28 mỏ trên địa bàn.

Kết quả thanh tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong hoạt động KTKS, cho thấy, tổng số tiền ký quỹ CT, PHMT đã thu của 28 mỏ là hơn 13 tỷ đồng. Qua thanh tra, có 1 mỏ của Cty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Long tại khu vực đồi Kiền Kiền, xã Phong Thu khai thác làm VLSL đã hết thời hạn khai thác, nhưng đơn vị khai thác không xác định tiền trượt giá hàng năm, không thực hiện các thủ tục đóng cửa mỏ và CT, PHMT.

Sở TN&MT chưa có biện pháp sử dụng số tiền ký quỹ CT, PHMT để thực hiện đóng cửa mỏ và CT, PHMT theo quy định của Luật Khoáng sản. Trách nhiệm của vi phạm trên thuộc về Giám đốc Cty Việt Long, liên đới chịu trách nhiệm là giám đốc và các cá nhân có liên quan của Sở TN&MT do chưa có biện pháp sử dụng số tiền ký quỹ CT, PHMT để thực hiện đóng cửa mỏ và CT, PHMT theo quy định.

Có 4/28 mỏ, Sở TN&MT xác định thời gian ký quỹ CT, PHMT không đúng với thời gian cho phép khai thác tại GPKTKS và giấy chứng nhận đầu tư theo quy định dẫn đến một số trường hợp GPKTKS đã hết hạn, nhưng đơn vị khai thác không thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ và không nộp số tiền ký quỹ các năm còn lại, gây khó khăn trong thu hồi toàn bộ số tiền ký quỹ.

Thanh tra tỉnh đã yêu cầu Cty TNHH MTV Sơn Đình Thu, Cty TNHH Phúc Thịnh, Cty TNHH Hùng Đạt, Cty TNHH Xây dựng Vận tải Minh Nhật, Cty TNHH MTV Hải Quốc Toàn, Cty TNHH MTV Tuấn Nhân hoàn thiện các thủ tục đóng cửa mỏ theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Thanh tra tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương đôn đốc, kiểm tra, xử lý đối với các đơn vị được cấp GPKTKS mỏ đất làm VLSL đã hết thời hạn khai thác, nhưng chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục đóng cửa mỏ. Nghiêm túc xử lý đối với các đơn vị đã quá thời hạn đóng cửa mỏ nhưng đến nay vẫn không lập thủ tục đóng cửa mỏ theo quy định tại Điều 58 Luật Khoáng sản.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).