Một số cách giúp giảm bớt sự nóng tính

0:00 / 0:00
0:00
Trong cuộc sống hiện đại bộn bề những lo toan, chúng ta cảm thấy luôn ẩn chứa bao nhiêu điều bức xúc, hay nóng giận mà đôi khi dẫn đến những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình.

Bởi những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến danh tiếng, công việc, và cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Vậy làm sao để giảm bớt nóng tính và kiểm soát cơn giận?

Khi ta đang ở cấp độ trung bình thì đối với điều bất như ý thì ta biết đó là điều bất như ý và cố gắng đón nhận. Khi ta đang ở cấp độ trên trung bình thì đối với điều bất như ý thì ta xem đó là điều tự nhiên nó phải xảy ra như vậy theo nhân duyên mà không cần đem so với ý ta. Khi ta ở cấp độ thấp hơn trung bình thì đối với điều bất như ý là ta thấy nó đều là vấn đề là tồi tệ là nguy hại không nên xảy ra và cần loại bỏ.

“Tức giận”, đối với bản thân là cái không được chấp nhận vì nó gây ra “nhân duyên ác”.

Khi ta đang nổi giận thì ta cố gắng chống trả hay loại trừ tránh né không chấp nhận điều bất như ý, nhận thức ta lúc đó tin rằng nếu chấm dứt điều bất như ý ấy thì ta sẽ khỏe sẽ an lành sẽ có giá trị, khi ta suy cạn năng lượng hay tổn thương tâm lý thì phản ứng tự vệ càng dữ dội, tâm tưởng tượng sẽ khuếch trương vấn đề lên gấp trăm ngàn lần , tức là ta phản ứng trên cái hiểu biết sai lầm chủ quan của mình, nhưng có khi đối tượng không phải như vậy , thậm chí đối tượng rất dễ thương và muốn giúp đỡ ta.

Một vài câu nói khả nghi chạm vào ký ức đau đớn ta có thể ta đáp trả như họ là kẻ xấu đang muốn hại ta. Nhưng khi ta đang ổn đang vui vẻ tràn đầy năng lượng thì cũng là lời nói hay hành động không dễ thương của người nào đó sẽ không đủ sức làm cho ta nổi giận, tại vì khi đó điều kiện để giận không có trên bề mặt tâm thức. Như vậy đã rõ cơn giận của ta không phải do ai gây ra không ai đủ sức để làm điều đó nếu trong ta không có sẵn những điều kiện hình thành, giận là do hạt giống giận trong tâm thức ta quá lớn, đối tượng bên ngoài chỉ là một điều kiện thôi, hãy nhớ điều này để nỗi sợ hãi luôn đi kèm với cơn giận, nếu để ý kỹ sẽ thấy, sợ thua thiệt, sợ thất bại, sợ mất mát, sợ bị chê bai, sợ bị hiểu lầm, sợ bị lấn lướt, sợ bị bỏ rơi, sợ cô đơn.... Sợ quá mới tức giận...

Vì nội lực ta suy yếu do thiếu môi trường đào luyện, thiếu va đập với cuộc sống và đặc biệt là thiếu quay vào bên trong để xây dựng thói quen tỉnh thức, ta đã quen thói quen tìm kiếm đối tượng bên ngoài để có hạnh phúc, để tránh né cảm giác khó chịu, như vậy nếu muốn đối trị cơn giận phải nhổ gốc nỗi sợ.

Để thoát được cơn giận nhanh chóng nhất là phải tách tâm mình ra khỏi câu chuyện hay đối tượng vừa mới xảy ra, hãy đưa nó về ngay với hơi thở càng lâu càng tốt, chú ý sự phồng xẹp của bụng là cách dễ nhất trong lúc tâm đang hoang mang đi bộ ngoài trời chú ý vào bước chân và hơi thở nhớ là không nên nói năng hành động gì trong lúc giận vì lúc đó ta bị cảm xúc khống chế tâm không sáng suốt sẽ dễ xảy ra điều đáng tiếc...

Giỏi hơn nữa là nhìn thẳng vào cơn giận để quán sát từ khi nó mới phát sinh đến hình thành chế ngự từng phần đến khi thúc đẩy ta bung ra thành lời nói và hành động, tuy nhiên tâm ta lúc đó phải vững và nhất là phải có đủ sự tỉnh thức thì mới nên nhìn vào cơn giận, vì năng lực cơn giận khi đó rất mạnh nên nếu năng lực quan sát yếu hơn sẽ bị nó nuốt chửng và nó sẽ lại phình to hơn...

Nói chung quan sát được cơn giận là rất khó đòi hỏi không chỉ năng lực dự trữ sẵn mà phải cần kinh nghiệm và kỹ thuật khéo léo nữa, quan sát được cơn giận để nó không chiếm thế chủ động không để nó bành trướng ra là cách hữu hiệu nhất để cơn giận được bào mòn từ từ đến khi không còn trở lại làm phiền ta nữa, tuy nhiên đừng bao giờ tin rằng chỉ nhìn vào cơn giận là ta thắng được cơn giận ngay, ta phải nếm mùi thất bại te tua tơi tả nhiều lần, nhưng không sao! Cứ kiên trì, dù sao ta vẫn còn giải pháp phòng hờ là hơi thở chẳng hạn, khi nào thấy năng lượng ổn định thì ta quan sát cơn giận tiếp nếu nó vẫn còn ấn núp đâu đó, mà thật ra dập tắt cơn giận không quan trọng bằng nhận diện ra cơn giận, quan sát cơn giận liên tục mà không đồng nhất với nó vì kỹ năng này giúp ta luôn chủ động tình hình tâm thức, sau này dù là cơn giận hay bất cứ tâm tiêu cực nào khác tấn công ta cũng sẽ có tay nghề để xử lý và chỉ có cách quan sát trực tiếp này mới có hy vọng chặn đứng thế lực phiền não, thế nên năng lực tỉnh thức là quan trọng nhất để đạt đến tự do đích thực, vậy ta cứ chấp nhận mỗi khi phiền não có mặt, đừng sợ, công việc chính của người hành thiền là phát triển chánh niệm chứ không cần diệt trừ phiền não mà có muốn diệt cũng không được, hãy để chánh niệm giải quyết, tự phát hiện, tự soi rọi, tự đốt cháy phiền não, phiền não rơi rụng tới đâu thì ta ghi nhận tới đó, tóm lại cơn giận chính là hồi chuông kêu gọi chúng ta quay về giúp đỡ chính mình

Trích từ sách Làm như chơi – Thầy Minh Niệm

Tin cùng chuyên mục

Nhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

longformNhà sư với tinh thần vượt khó, dấn thân để giúp đời

(PLVN) -  Đi lên từ nghèo khó nhưng với quyết tâm lập chí “biến không thành có để giúp đời, giúp người”, Thượng tọa Lý Hùng đã truyền tải, lan tỏa nhiều giá trị “tốt đời, đẹp đạo” đến cộng đồng. Ông có đóng góp trong nhiều lĩnh vực: “Vì sự nghiệp nhân đạo”, “Vì hòa bình hữu nghị”, “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”… và trên hết là tấm lòng tha thiết “vì Nhân dân”, “vì đồng bào dân tộc”.

Đọc thêm

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

Tượng đài Trần Hưng Đạo ở quảng trường 3-2 Thành phố Nam Định.
(PLVN) - Nhiều địa phương trên cả nước những ngày qua đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2024) - một vị tướng tài ba, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử dân tộc, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần.

Trung thu ấm áp trong mưa lũ

Trung thu ấm áp trong mưa lũ
(PLVN) - Tết Trung Thu, ngày hội trăng rằm tháng Tám, luôn mang trong mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của ánh trăng vàng, là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau - Tết Đoàn viên.

Ấm lòng ngày lũ

Ấm lòng ngày lũ
(PLVN) - Sáng sớm 12/9, sư thầy Thích Đạo Lạc trụ trì chùa Khai Nguyên (Tây Hồ, Hà Nội) đã nấu cháo mang đến Nhà Văn hóa quận Tây Hồ (Hà Nội) hỗ trợ và động viên bà con phường Yên Phụ đang tránh lũ.

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk

Đại lễ trai đàn quy mô lớn nhất đầu tiên tại Đắk Lắk
(PLVN) -  Trong 2 ngày 25-26/8/2024, Phúc Gia An Viên phối hợp cùng Giáo hội Phật Giáo huyện Buôn Đôn đã tổ chức đại lễ trai đàn với chủ đề “Vạn Hoa Cầu Phúc - Chữ Hiếu Toả Hương”. Đây là chương trình thường niên được tổ chức vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích trở thành cầu nối giúp người dân Đắk Lắk thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người thân đã khuất của mình.

Khai mạc lễ hội đền Bảo Hà năm 2024

Ông Hoàng Quốc Bảo, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đánh trống khai mạc (ảnh: Lê Nam - Huy Hoàng)
(PLVN) -  Sáng 20/8 (tức ngày 17/7 năm Giáp Thìn), huyện Bảo Yên (Lào Cai) tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Bảo Hà năm 2024. Đây là dịp để nhân dân trên địa bàn huyện và du khách thập phương về dâng hương, ngưỡng vọng và tưởng nhớ Đức Thánh Hoàng Bẩy - Người có công dẹp giặc phương Bắc, trấn giữ biên cương.

Điều còn lại trên vạn nẻo đường đời

Đạo hiếu đi suốt cuộc đời mỗi con người. (Ảnh minh họa: K.A)
(PLVN) - Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, lễ Vu lan được du nhập vào Việt Nam từ năm 1072. Đại lễ Vu lan - báo hiếu là một trong những minh chứng rõ ràng của sự gắn bó trong mấy nghìn năm qua giữa đạo và đời, giữa Phật giáo và dân tộc.

Có một nơi để trở về…

Cảnh trong phim Câu chuyện hoa hồng. (Ảnh: Kphim)
(PLVN) - Ai đó từng thốt lên: “Mẹ sinh con là gái/Mỏng manh như tơ trời”… Dù cuộc sống hôm nay, các cô gái đều có cuộc sống hôn nhân theo tình yêu tưởng như đẹp đẽ. Thế nhưng, biến cố là những ẩn số không ai biết trước. Và khi ấy, nếu không may mắn trong cuộc đời, thật ấm lòng khi họ có một nơi để trở về, bên những thương yêu của cha mẹ mình…

Mùa Vu lan trên đất Cố đô Huế

Toàn cảnh lễ cúng dường trai tăng tại Đại lễ Vu lan - phật lịch 2568.
(PLVN) - Mùa Vu lan báo hiếu đã về, tại Thừa Thiên Huế, đông đảo người dân đến các chùa, cơ sở tự viện để cầu an, cầu nguyện tri ân, bày tỏ lòng hiếu kính với những đấng sinh thành.

Rộn ràng không khí Lễ vu lan khắp cả nước

Trang nghiêm Lễ phóng liên đăng trong Pháp hội Vu lan - Báo hiếu tại Việt Nam Quốc Tự (Ảnh: Báo Giác ngộ)
(PLVN) - Trong những ngày Lễ Vu lan báo hiếu năm nay, các ngôi chùa trên khắp cả nước đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thu hút sự quan tâm tham dự của hàng nghìn tăng ni, phật tử và người dân trong niềm Pháp lạc viên mãn, nhằm nêu cao tinh thần tri ân, báo ân, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức

Vu Lan báo hiếu: Tâm thành hơn hình thức
(PLVN) - Mùa Vu Lan mang theo những giá trị nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và sự tri ân đối với đấng sinh thành, tổ tiên. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động ý nghĩa, vẫn còn nhiều người lầm tưởng về cách thể hiện lòng thành kính, sa đà vào các hủ tục mê tín như đốt vàng mã tràn lan hay "mua" phóng sinh một cách vô tội vạ.

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày

Đừng để 'vu lan' chỉ là một ngày
(PLVN) -  Nhắc tới Vu Lan, nhiều người biết ngay đến ý nghĩa của ngày lễ này là để báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Với người Việt, đạo hiếu luôn đi đầu. Vì vậy vào ngày này, con cái thường thể hiện tấm lòng hiếu thuận với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Thi nhau 'khoe' mâm cỗ Rằm tháng 7

Mâm cỗ mùa Vu lan của chị Biên Thùy (Hà Nội) với những món ăn quen thuộc nhưng được chế biến và bài trí vô cùng bắt mắt.

(PLVN) - Những mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vừa ngon, vừa đẹp mắt của chị em phụ nữ không chỉ thể hiện sự khéo léo mà còn gửi gắm trong đó những ước nguyện về một mùa Vu lan đoàn tụ, bình an, hạnh phúc.

Đại lễ Vu lan báo hiếu trang nghiêm, không để tiền tỉ bay theo tàn tro

Thắp nến cầu nguyện, hướng đến ân đức sinh nhân ngày hiếu đạo. (ảnh: Hạnh Đăng)
(PLVN) - Thông bạch số 204/TB-HĐTS ngày 15/7/2024 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) về Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 lưu ý trong khâu tổ chức mua sắm lễ, tránh tổ chức thu tiền mua lễ mang hình thức dịch vụ tâm linh và các nghi lễ không phù hợp với chánh pháp và nghi lễ truyền thống; không đốt vàng mã.