Một người có được nhận nhiều con nuôi?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn Thu Hồng (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi năm nay đã 46 tuổi, nhưng chưa lấy chồng và cũng chưa có con. Hiện tại, tôi có mong muốn được nhận con nuôi để sau này có người chăm sóc mình. Xin hỏi, một người có được nhận nhiều con nuôi không? Và một người có được làm con nuôi của nhiều người không? Nếu được thì cha mẹ nhận con nuôi có bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hay không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Công ty Luật TNHH Tuệ Anh) - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi, cụ thể như sau:

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt.

Những người sau đây không được nhận con nuôi: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh. Đang chấp hành hình phạt tù. Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

Không chỉ vậy, về các hành vi bị cấm nêu tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi không có quy định nào cấm một người được nhận nhiều con nuôi. Do đó, nếu bạn muốn nhận con nuôi thì phải đáp ứng các điều kiện về người nhận con nuôi và không thuộc các trường hợp bị cấm nhận con nuôi thì có thể được nhận nhiều người làm con nuôi.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định người được nhận làm con nuôi như sau: Trẻ em dưới 16 tuổi. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

Theo đó, để được nhận làm con nuôi thì phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Nếu là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bắt buộc phải thuộc một trong hai trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi. Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Đặc biệt, tại khoản 3 Điều này nêu rõ: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Tóm lại, dựa vào quy định nêu trên thì bạn có thể nhận nhiều người làm con nuôi của mình nhưng một người không được làm con nuôi của nhiều người.

Mặt khác, căn cứ vào Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP) quy định về thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi như sau:

Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây: Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

Trường hợp đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì UBND cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.

Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của UBND cấp tỉnh.

Đối với việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau tạm trú ở nước ngoài, thì Cơ quan đại diện nơi tạm trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp cả hai bên tạm trú ở nước không có Cơ quan đại diện, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất đối với họ.

Như vậy, theo quy định khi thực hiện việc nhận con nuôi thì bắt buộc phải thực hiện việc nhận đăng ký nhận con nuôi thông qua UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi (nếu việc nhận con nuôi trong nước).

Tin cùng chuyên mục

 Luật sư Phạm Minh Hoàng.

Không báo tăng lao động, công ty có được đóng bù bảo hiểm xã hội không?

(PLVN) - Bạn Phạm Nguyên (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi đi làm từ tháng 1/2023 đến tháng 6/2024 có ký hợp đồng lao động nhưng nhân sự công ty lại quên không báo tăng lao động nên tôi có đi làm nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của thời gian nêu trên. Vậy tôi có thể yêu cầu công ty đóng bù lại những tháng tôi đi làm nhưng không được đóng BHXH không? Nếu không được thì xử lý như thế nào để bảo đảm quyền lợi của tôi?

Đọc thêm

Quy định rút ngắn thời hạn thăng cấp bậc hàm cho chiến sĩ nghĩa vụ sau khi tốt nghiệp

Ảnh minh hoạ (Ảnh:Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: Tôi là chiến sĩ nghĩa vụ đi học và ra trường năm 2020. Khi học ở trường tôi giữ cấp bậc hàm Thượng sĩ từ năm 2017-2020. Ra trường tôi giữ cấp bậc hàm là Thiếu úy. Năm 2022 tôi lên Trung úy. Vậy trường hợp của tôi năm 2024 có được lên Thượng úy trước 01 năm vì khi đi học giữ Thượng sĩ 03 năm không?

Giám đốc đang trong thời gian nghỉ thai sản có được ký giấy tờ?

Luật sư Lê Thị Thùy.­
(PLVN) - Bạn Ngọc Lan (Nghệ An) hỏi: Tôi là Giám đốc của một công ty. Trước khi nghỉ thai sản thì tôi đã làm văn bản ủy quyền cho Trưởng phòng thay mặt ký và giải quyết một số giấy tờ của công ty. Xin hỏi, nếu trong thời gian tôi nghỉ thai sản mà công ty phát sinh vấn đề lớn, Trưởng phòng không đủ thẩm quyền ký thì tôi có được ký những giấy tờ đó không?

Thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động bị xử phạt như thế nào?

Luật sư Lê Thùy.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Võ (Hải Dương) hỏi: Tôi sắp học xong hệ cao đẳng và có dự định đi xuất khẩu lao động sang Nhật. Thông qua người quen tôi được giới thiệu một công ty xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, nhưng qua tìm hiểu tôi được biết công ty có thu một khoản phí môi giới. Xin hỏi, việc thu tiền môi giới của người đi xuất khẩu lao động có bị xử phạt không?

Vận chuyển chất thải nguy hại không có bình chữa cháy bị xử phạt như thế nào?

Ảnh minh họa: TCPCC.
(PLVN) - Bạn Chu Đăng Đang (ở Hải Dương) hỏi: Tôi là công nhân lái xe tải thuê cho một doanh nghiệp. Vừa qua, tôi đang lái xe lưu thông trên đường, trên xe có chứa chất thải nguy hại thì bị lực lượng công an dừng xe kiểm tra. Kết quả, tôi không bị lỗi nào vi phạm về Luật Giao thông nhưng bị thiếu bình cứu hoả trên xe. Tôi muốn hỏi, đối với hành vi thiếu bình cứu hỏa thì tôi bị giữ phương tiện trong bao lâu? Và chịu phạt theo mức nào? Tôi xin cảm ơn!

Ông bà chuyển trường cho cháu có cần ủy quyền của cha mẹ không?

Ông bà chuyển trường cho cháu có cần ủy quyền của cha mẹ không?
(PLVN) - Bà Nguyễn Hạnh (Hà Nội) hỏi: Tôi có cháu đang học lớp 8, nay gia đình có mong muốn được chuyển trường cho cháu do thay đổi nơi ở mới, nhưng khi đi thực hiện thủ tục để chuyển trường thì hiệu trưởng từ chối với lý do là không có giấy ủy quyền của bố mẹ. Vậy xin hỏi, ông bà chuyển trường cho cháu có cần ủy quyền của bố mẹ không?

Gia đình nạn nhân có đơn bãi nại thì người gây tai nạn giao thông có bị khởi tố nữa không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Văn Minh (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Con trai tôi khi tham gia giao thông vào sáng sớm do chủ quan nên đã vượt đèn đỏ và gây tai nạn giao thông. Ngay lúc đó, con trai tôi đã đưa người bị thương vào viện nhưng nạn nhân không may đã tử vong sau 2 giờ cấp cứu. Gia đình tôi đã đến gặp gia đình nạn nhân để xin lỗi và đưa ra mức bồi thường về tai nạn. Gia đình của người bị tai nạn đồng ý với mức bồi thường và không làm đơn khởi kiện. Xin hỏi, trường hợp người gây tai nạn đã bồi thường cho gia đình bị hại thì có bị khởi tố hình sự không?

Trường hợp nào người lao động từ chối làm việc nhưng vẫn được trả đủ tiền lương?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Nguyễn Lợi (Nghệ An) hỏi: Tôi đã ký hợp đồng làm công nhân khai thác đá cho một công ty. Tuy nhiên, gần đây mỏ đá khai thác tồn tại nhiều nguy hiểm, mất an toàn cho người lao động. Tôi đã phản ánh nhưng hiện người quản lý chưa khắc phục. Xin hỏi, trong trường hợp này tôi có thể từ chối làm việc nhưng vẫn được trả đủ tiền lương không?

Đăng ký nội quy lao động tại doanh nghiệp: Bắt buộc hay tự nguyện?

Đăng ký nội quy lao động tại doanh nghiệp: Bắt buộc hay tự nguyện?
(PLVN) - Nội quy làm việc vốn là văn bản pháp lý nội bộ mà doanh nghiệp tự xây dựng cho hoạt động quản trị của mình. Vậy, các công ty có bắt buộc phải ban hành và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về văn bản pháp lý nội bộ này hay không? - Đây là câu hỏi lớn và cũng là thắc mắc của rất nhiều doanh nghiệp.