Một nghề để mưu sinh

Đi họp phụ nữ, thấy triển khai học nghề miễn phí, chị Phạm Thị Miên ở thôn Dương Lâm 1, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, xin đăng ký ngay. Không chồng, tự túc có một đứa con thì cháu bị cận thị bẩm sinh, chị một mình cáng đáng 2 sào ruộng, nuôi cả cha mẹ già đau nằm một chỗ. Chị hy vọng có cái nghề trong tay để thêm chút thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Đi họp phụ nữ, thấy triển khai học nghề miễn phí, chị Phạm Thị Miên ở thôn Dương Lâm 1, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, xin đăng ký ngay. Không chồng, tự túc có một đứa con thì cháu bị cận thị bẩm sinh, chị một mình cáng đáng 2 sào ruộng, nuôi cả cha mẹ già đau nằm một chỗ. Chị hy vọng có cái nghề trong tay để thêm chút thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Dạy nghề là tạo cơ hội cho người nghèo có được thu nhập.

Dạy nghề là tạo cơ hội cho người nghèo có được thu nhập.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy ở thôn Bồ Bản 1 gần đó cũng mong muốn có một nghề trong tay. Chị làm công nhân ngày 30 nghìn đồng, nuôi mình chưa đủ nói chi nuôi con. Đồng nghiệp chị, gặp thời kinh tế khó khăn, nhiều người về nhà cũng phải làm thêm đủ việc mới có thể trang trải mọi thứ trong cuộc sống.

Mỗi tuần 4 buổi tối, tất cả 35 học viên xã Hòa Phong kéo nhau về lớp học nghề kỹ thuật nấu ăn do Trung tâm Đào tạo nghề (ĐTN) Hòa Vang tổ chức ở cơ quan ủy ban xã. Trong đó, chị Miên và chị Thủy được miễn học phí vì thuộc diện hộ nghèo. Theo ông Ông Văn Hoàng, Giám đốc trung tâm, ngoài ra hai chị còn được hỗ trợ mỗi người một ngày 10 nghìn đồng khi theo học các lớp học nghề ngắn hạn dưới 3 tháng như thế.

Người nghèo được xếp vào nhóm đối tượng “yếu thế thiệt thòi” (theo cách nói vui) gồm: gia đình chính sách, người dân tộc, hộ nghèo, người khuyết tật, phụ nữ nông thôn chưa việc làm, bộ đội xuất ngũ, các hộ thuộc diện di dời giải tỏa… Hằng năm, thành phố Đà Nẵng ngoài việc dành riêng 4-5 tỷ đồng để dạy nghề, tăng cường năng lực cho các cơ sở dạy nghề, còn tạo cơ hội cho người nghèo học nghề, cho vay vốn sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật để tự phát triển kinh tế.

Từ đầu năm đến nay, đã có 66 học viên thuộc diện hộ nghèo (trên tổng số 560 học viên) theo học tại Trung tâm ĐTN Hòa Vang, trong đó có đến 53 người học các lớp kỹ thuật nấu ăn tại các xã và cụm xã. Vì sao học nấu ăn lại chiếm con số áp đảo đến vậy? Theo ông Hoàng, nghề kỹ thuật nấu ăn dễ thực hành trong đời thường, không đòi hỏi phải có trình độ học vấn, rất thích hợp với phụ nữ nông thôn.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy (trái): Mong có nghề, có việc làm ổn định để có thể nuôi con ăn học.

Chị Nguyễn Thị Thu Thủy (trái): Mong có nghề, có việc làm ổn định để có thể nuôi con ăn học.

Thầy Phan Văn Mạnh (Trường Trung cấp nghề Việt Úc tại Đà Nẵng), giáo viên thỉnh giảng tại Trung tâm ĐTN Hòa Vang, cho biết, lớp 3 tháng chỉ là cơ bản, chứ nghề kỹ thuật nấu ăn này muốn đứng vững mở quán thì nhanh nhất cũng 3 năm, còn làm bếp trưởng các nhà hàng, khách sạn cũng phải 7 năm. Nói vậy, chứ học xong lớp 3 tháng này là các chị có thể mưu sinh được. Học thì nhiều, nhưng các chị có thể vận dụng tùy theo nhu cầu địa phương mình ở, thí dụ nấu nồi xôi vò, nồi chè, tô mì, bún, phở... Nghĩa là không cần món cầu kỳ như nhà hàng, chỉ cần bình dân thôi. Thực tế cho thấy các món bình dân đó dễ làm, thu nhập cao mà rủi ro thấp.

Lời bộc bạch của thầy Mạnh đã động viên học viên, nhất là những người nghèo như chị Miên, chị Thủy. Các món ăn bình dân, cách nấu đám cưới, các hình thức dọn tiệc sẽ được thầy hướng dẫn cụ thể trong suốt khóa học. Các chị quyết tâm học cho thật giỏi. Bởi, ruộng mẫu bề bề cũng không bằng một nghề trong tay, cha ông bao đời nay dạy thế.

VIÊN PHÚC QUÂN

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.