Một năm đồng hành cùng Quân đội

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự lễ khánh thành, tặng “Mái ấm cho người nghèo biên giới”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự lễ khánh thành, tặng “Mái ấm cho người nghèo biên giới”
(PLO) - Công việc của các phóng viên Quốc phòng - An ninh gắn liền với những chuyến đi, đặc biệt là các chuyến đi đến các vùng xa xôi, heo hút như biên giới, hải đảo. Mỗi chuyến đi là rất nhiều những câu chuyện xúc động về vùng đất, con người khắc họa rõ nét hình ảnh người lính “Bộ đội Cụ Hồ”.

Một năm đồng hành với Quân đội có bao nhiêu chuyện để kể nhưng dấu ấn rõ nét nhất là những ngày cuối năm. Khi miền Bắc trải qua những đợt rét dài ngày, vùng biên giới, núi cao có sương giá, chúng tôi theo chân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lên dự lễ chào cờ cấp Quốc gia tại cột cờ Lũng Cú, Hà Giang, tham dự và đưa tin các hoạt động của chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) phối hợp tổ chức.

Vượt qua những chặng đường ngoằn ngoèo, vắt vẻo giữa lưng chừng núi, lưng chừng trời của vùng núi cao Hà Giang, giữa màn sương mù dầy đặc, thời tiết lạnh buốt, mưa nặng hạt, chúng tôi lên Lũng Cú. Dù đường xá thuận tiện nhưng nhiều người dân các xã Ma Lé, Lũng Cú, huyện Đồng Văn cả đời cũng chưa lên huyện lỵ lần nào, nay được nhận quà của Chủ tịch Quốc hội, được ăn cơm cùng Chủ tịch Quốc hội thì “cái bụng vui lắm”. Bà con lên Đồn BP Lũng Cú từ sáng sớm và kể nhiều câu chuyện về đời sống, chuyện Tết. Trước khi lên Cột cờ Lũng Cú, chúng tôi đã đến Cột cờ Lũng Pô (Lào Cai) - dấu mốc nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. 

Còn một tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng những ngày qua, nhóm phóng viên Quốc phòng - An ninh chúng tôi đã nhiều lần đón Tết quân dân ở các vùng biên giới. Bà con các dân tộc thiểu số ăn Tết Nguyên đán từ nhiều năm nay. Kinh tế phát triển, để chuẩn bị cho Tết, các gia đình đều nuôi 1-2 con lợn thịt Tết. Trước Tết cả tháng, đồng bào dân tộc Mông đã bắt đầu giết lợn, ăn Tết. Thịt lợn sau khi mổ được tẩm ướp, treo lên gác bếp ăn dần. Các Đồn Biên phòng ngoài chuẩn bị các phần quà cho các đối tượng chính sách, gia đình khó khăn, còn tổ chức mời bà con lên Đồn ăn Tết, quân dân cùng gói bánh chưng. Khi bà con ăn Tết, BĐBP lại đến nhà ăn Tết cùng bà con.

Nơi chúng tôi ấn tượng nhất là vùng đất khát Tả Gia Khâu. Đại tá Nguyễn Văn Thái - Phó Chỉ huy trưởng BĐPB tỉnh Lào Cai cho biết, ở Đồn BP Tả Gia Khâu, nước quý như vàng nên trước đây thay vì tặng quà Tết thì các cơ quan, đoàn thể, cấp trên khi lên thăm Đồn BP Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương lại chở theo những can nước để tặng anh em. Nay ngoài mạch nước chảy từ trên núi, Đồn đang xây dựng thêm 3 bể chứa nước.  

Mường Khương là một huyện vùng núi cao tỉnh Lào Cai. Độ cao bình quân của huyện so với mực nước biển là 950m. Đỉnh núi cao nhất trên địa bàn Mường Khương cao tới 1.609m. Hai xã Dìn Chin và Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương thuộc địa bàn Đồn BP Tả Gia Khâu quản lý ở độ cao trên 1.000m thiếu nước trầm trọng, đỉnh điểm là vào mùa khô. Vì vậy, Đồn BP Tả Gia Khâu được ví là “Trường Sa cạn” với 3 cái nhất: Xa huyện nhất, ít dân nhất huyện và thiếu nước nhất huyện. Ở đây chỉ có một nguồn nước duy nhất từ khe đá trên núi Phìn Chư, cách đơn vị hơn 5km. Ban ngày, bà con nhân dân lấy nước để sản xuất và sinh hoạt, chiều tối mới đến lượt bộ đội nên anh em phải phân công nhau đi lấy nước về dùng, đồng thời, cũng là giữ gìn nguồn nước chung cho dân.

Được Nhà nước đầu tư xây dựng bể lắng, có hệ thống đường ống dẫn nước kiên cố từ trên núi cao về nhưng do ý thức của người dân chưa cao, khi có nước, mọi người đổ xô đi lấy, nào can, nào thùng, nào chậu. Nhưng khi đường ống bị vỡ, bể nước bị tắc là... bỏ, quay lại cái cảnh mỗi nhà hai can nhựa đèo xe máy đi lấy nước từ Pha Long, Pạc Tà về ăn.

Đường dẫn nước từ trên núi về đồn Biên phòng phải đi qua nhiều chân ruộng của dân. Đến mùa cấy, nước đi qua khu ruộng nhà nào, nhà đó tự động phá đường ống ra gọi là “Bộ đội cho dân xin một tý”. Thậm chí, có người đi nương về qua bể đầu nguồn, tiện thể vào rửa chân tay rồi cởi luôn áo ra cho vào bể mà giặt “để mai còn đi chợ”.

Những lúc như vậy, anh em Biên phòng cứ bở hơi tai. Xét cho cùng cũng không thể trách bà con được. Nước thì bộ đội cũng cần mà dân cũng cần, ý thức của dân chưa cao trong đó có trách nhiệm của BĐBP. Vấn đề cần đặt ra là, bộ đội phải tuyên truyền cho dân hiểu, cùng nhau giữ gìn nguồn nước sinh hoạt chung.

“Giữ dân, giữ nước”, nhiệm vụ ấy đúng với cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Tả Gia Khâu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nhưng để quần chúng nhân dân đồng hành tham gia cùng BĐBP giữ yên biên giới thì phải giúp họ ổn định đời sống ngay trên quê hương mình, trong đó bảo đảm nguồn nước sinh hoạt là vô cùng quan trọng. Vấn đề của Tả Gia Khâu không phải là tìm nguồn nước mà là làm thể nào để giữ nước ở lại với dân, với bộ đội…

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.