“Một môn học”… ba thầy?

Học sinh THPT sẽ học  ba thầy cô/1môn học.Ảnh minh họa.
Học sinh THPT sẽ học ba thầy cô/1môn học.Ảnh minh họa.
(PLO) - Trong chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, tích hợp môn Khoa học Tự nhiên xây dựng như thế nào? Việc dạy học tích hợp được triển khai ra sao? Giáo viên có kịp thay đổi?... là những câu hỏi “nóng” mà dư luận đang quan tâm. PGS.TS Mai Sỹ Tuấn, thành viên Ban Phát triển chương trình GDPT đã có những trao đổi về vấn đề này…

Học sinh có “bội thực” kiến thức?

Thưa ông, tại sao môn Khoa học Tự nhiên (KHTN) là môn học tích hợp ở cấp THCS, thay vì các môn học riêng biệt như truyền thống?

- Kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam cho thấy dạy học tích hợp giúp cho việc học tập của học sinh gắn liền với thực tiễn hơn, giúp học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết, khả năng tổng hợp kiến thức, kỹ năng… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.

Như chúng ta đã biết, tính thống nhất trong giáo dục khoa học tự nhiên được thể hiện ở cả đối tượng, phương pháp nhận thức, những nguyên lý và khái niệm cơ bản. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn học tích hợp được thực hiện chủ yếu ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Ở cấp tiểu học, môn học có tên Tự nhiên và Xã hội và môn Khoa học, lên cấp THCS phát triển thành môn KHTN, ở cấp THPT, KHTN được chia ra thành các môn học riêng rẽ là Vật lý, Hoá học và Sinh học.

Như vậy, xu hướng tích hợp trong chương trình giáo dục mới của chúng ta lần này là tích hợp sâu ở lớp dưới và phân hoá dần ở các lớp trên. Trên thế giới có nhiều nước dạy môn “KHTN” ở cấp THCS (chẳng hạn như ở Anh, Thụy Sỹ, Xứ Wales, Australia, New Zeanld, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều bang ở Mỹ…).

Nội dung kiến thức của Vật lý, Hóa học, Sinh học liên kết với nhau thông qua các nguyên lý và khái niệm chung của tự nhiên. Bên cạnh đó, chương trình tích hợp còn thuận lợi trong việc thiết kế một số chủ đề tích hợp như chủ đề về biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên... Ngoài ra, việc xây dựng môn KHTN tránh được trùng lặp kiến thức được dạy ở nhiều môn học, nhờ đó phù hợp với thời gian học của học sinh trong nhà trường hiện nay.

Yêu cầu đặt ra với môn KHTN là xây dựng chương trình môn học và viết sách giáo khoa vừa đủ đáp ứng yêu cầu của phát triển đất nước trong giai đoạn của cuộc cách mạng 4.0. Để thực hiện điều đó, chương trình đã được xây dựng theo hướng nào? Học sinh có bị “bội thực” kiến thức?

- Về thời lượng, không tăng thời lượng dạy học. Chương trình được xây dựng cả cấp học là 560 tiết chiếm 12% tổng số giờ của tất cả các môn học. So với chương trình của các nước, môn KHTN chiếm từ 11 đến 14%, thì môn học của chúng ta là ở mức trung bình. So với chương trình hiện hành (tổng số 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học là 595 tiết) thì chương trình lần này có ít đi đôi chút nhưng không nhiều.

Về nội dung, môn KHTN có thay đổi làm cho chương trình nhẹ hơn và hấp dẫn hơn đối với người học do môn KHTN không đi sâu mô tả các đối tượng mà đi thẳng vào chức năng và ý nghĩa ứng dụng thực tiễn của chúng, làm cho nội dung có ý nghĩa thực tiễn và gần gũi với cuộc sống hơn. Ví dụ, khi học về thực vật học, chương trình không tập trung vào mô tả cấu trúc của các cơ quan thực vật mà tập trung vào chức năng hoạt động và ý nghĩa thực tiễn của các cơ quan, hệ cơ quan.

Khi học về hoá học, vật lý và sinh học, các khái niệm, định luật... được tiếp cận theo phương pháp làm nổi rõ bản chất, ý nghĩa khoa học, tránh khuynh hướng làm cho chương trình nặng hơn (tránh nặng về vận dụng toán học trong các môn khoa học, tránh thực hiện các bài tập lắt léo).

Chương trình mới giảm nội dung trùng lặp giữa các môn học Vật lý, Hoá học và Sinh học. Ví dụ, nội dung protit, lipit, gluxit đã dạy trong kiến thức hoá học thì sẽ không cần dạy trong kiến thức sinh học nữa; Khái niệm vật chất đã dạy trong nội dung Hoá học sẽ không cần dạy trong nội dung Vật lý nữa; Chủ đề về năng lượng trước đây được dạy riêng trong từng môn nay được tích hợp chung trong một chủ đề; Chủ đề nước trong tự nhiên trước đây được dạy cả ở Hoá học và Vật lý nay được dạy chung trong môn KHTN.

Thầy cô chia theo mạch nội dung

Một số ý kiến tỏ ra băn khoăn về việc “một môn ba thầy” sẽ dẫn tới việc thừa GV ở các môn học. Theo ông, nên bố trí GV Vật lý, Hóa học, Sinh học trong môn học mới như thế nào?

- Trước hết cần khẳng định, nội dung giáo dục và hình thức tích hợp trong chương trình môn KHTN về cơ bản không làm thay đổi lớn số lượng GV hiện nay. Thời lượng dạy môn KHTN 4 tiết/ tuần, 140 tiết/ năm học và tổng số tiết của cả cấp học là 560 tiết. Như vậy thời lượng không có thay đổi nhiều so với chương trình hiện hành nên không làm dư thừa số GV hiện nay hay làm thiếu hụt GV.

Giáo viên dạy các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học hiện nay có thể tham gia dạy học môn KHTN được ngay. Đó là do chương trình môn học lựa chọn hình thức tích hợp phù hợp với khả năng dạy học của GV và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Mức độ tích hợp liên môn, nghĩa là tích hợp nhưng vẫn giữ các mạch nội dung gần với mạch kiến thức của Hóa học, Vật lý hay Sinh học. Các nội dung được sắp xếp gần nhau theo từng mạch nội dung hỗ trợ cho nhau theo nguyên lý của tự nhiên. Ví dụ, khi học về chất trong Hóa học thì theo mạch nội dung học sinh sẽ được học luôn về chất trong Sinh học như chất tế bào.

Việc vẫn giữ các mạch nội dung gần với mạch kiến thức của Hóa học, Vật lý hay Sinh học sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phân công GV dạy học. Ít nhất, GV môn nào vẫn dạy được mạch nội dung liên quan đến môn của mình đang dạy học.

Cụ thể như, GV Hóa học sẽ rất thuận lợi khi dạy về mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất”, GV Sinh học sẽ thuận lợi khi dạy về mạch nội dung “Vật sống”. Tương tự, GV Vật lý sẽ thuận lợi khi dạy về mạch nội dung “Năng lượng và sự biến đổi vật lý”.

Ông có khuyến cáo gì với các nhà trường cũng như GV để triển khai dạy được môn KHTN ở các cấp học?

- Từ nay đến khi thực hiện môn KHTN (lớp 6) ít nhất còn 3 năm nữa, đây là thời gian các trường sư phạm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ GV dạy môn KHTN để có thể dạy tốt môn học.

Những GV có khả năng ngoài việc tập huấn dạy nội dung chuyên môn của mình dần dần sẽ được đào tạo theo cơ chế tín chỉ để có thể đảm nhận thêm những nội dung mới mà mình chưa được đào tạo trước đây.

KHTN là một môn học, không phải 3 môn học riêng rẽ cộng lại một cách cơ học nên hoạt động chuyên môn trong nhà trường cần bố trí lại theo hướng một môn học, GV trong tổ bộ môn KHTN hỗ trợ lẫn nhau những nội dung và chủ đề tích hợp. Ngoài ra, do môn học cần tăng cường hoạt động thực hành và trải nghiệm, nên GV cần phải bỏ nhiều công sức chuẩn bị hơn.

Trân trọng cám ơn ông!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Yên Bái đảm bảo chính sách hỗ trợ học sinh vùng cao

Yên Bái đảm bảo chính sách hỗ trợ học sinh vùng cao
(PLVN) - Ngoài triển khai chính sách của trung ương dành cho cho học sinh vùng dân tộc thiểu số, tỉnh Yên Bái còn hỗ trợ kinh phí nấu ăn cho học sinh, hỗ trợ tiền ăn và mua gạo cho học sinh tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tuyên Quang: Nỗ lực giúp giáo viên trở thành “người dẫn đường công nghệ”

Tuyên Quang: Nỗ lực giúp giáo viên trở thành “người dẫn đường công nghệ”
(PLVN) - Trong hành trình chuyển đổi số toàn diện, giáo viên Tuyên Quang đang vươn mình trở thành những "người dẫn đường công nghệ", vừa làm chủ các công cụ số, vừa là cầu nối giữa tri thức hiện đại và thế hệ học sinh tương lai. Với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, ngành Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang đang cho thấy những bước tiến vững chắc trên con đường số hóa giáo dục.

Victoria School dẫn đầu xu hướng giáo dục tích hợp văn hóa - nghệ thuật - kỹ năng

Victoria School dẫn đầu xu hướng giáo dục tích hợp văn hóa - nghệ thuật - kỹ năng
(PLVN) - Vào tối 19 và 20/04/2025 tại Nhà hát TP HCM, Trường Quốc tế Song ngữ Victoria đã công diễn vở nhạc kịch The Enchanted Crossbow - một tác phẩm sân khấu độc đáo, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Chiếc nỏ thần và được thể hiện theo phong cách Broadway hiện đại, hòa quyện cùng tinh thần lãng mạn bi tráng của Romeo & Juliet.

Xác minh thông tin vụ học sinh bị bạo lực tại Trường THCS Cao Mại

Ảnh cắt từ clip được ghi lại
(PLVN) - Một đoạn clip ghi lại cảnh bạo lực học đường xảy ra tại Trường THCS Cao Mại (thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Nạn nhân là một học sinh lớp 6, bị bạn học hành hung và ép buộc thực hiện hành vi phản cảm ngay trong nhà vệ sinh của trường.

Học 2 buổi/ngày: Cần thiết nhưng phải được triển khai bài bản

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐHQGHN). (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trước chủ trương dự kiến hướng tới các trường THCS, THPT tổ chức dạy học ngày 2 buổi của Bộ GD&ĐT đang thu hút nhiều ý kiến dư luận, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đã có những trao đổi với phóng viên Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô

Tiên phong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong Giáo dục: Bước đi chiến lược của Trường Đại học Thành Đô
(PLVN) - Trước làn sóng bùng nổ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), giáo dục đại học toàn cầu đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải chuyển mình. AI không còn là xu hướng tương lai mà đã trở thành yếu tố cốt lõi, định hình lại phương pháp dạy và học trong kỷ nguyên số.