Một lời từ chối (truyện ngắn)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Hồi mới có ý định tán Vân, Phúc vẫn hay huênh hoang với đám bạn: “Tin tao đi, con gái bây giờ thực dụng lắm. Không đứa con gái nào chống nổi hấp lực của đồng tiền đâu. Vân cũng vậy thôi”…

Lối sống của Phúc chứng minh cho quan điểm  trên. Cha làm quan chức hàng đầu tỉnh, mẹ là cán bộ ngân hàng chính sách, túi tiền lúc nào cũng rủng rỉnh đủ để anh ta dễ dàng có trong tay các cô gái mình thích. Phúc luôn tự hào: “Gái đẹp tỉnh này thách đứa nào lọt khỏi tay tao”. Cũng chưa hẳn Phúc chơi bời đểu cáng gì, đơn giản anh chỉ muốn thỏa cái sĩ của một gã thanh niên có tiền, có thế. Đôi tháng hẹn hò, vài món quà đắt tiền, vài nụ hôn vội, một vài lần tiến xa hơn chút đỉnh, rồi chán, và bắt đầu một cuộc chinh phục mới.

Vân không hẳn là đẹp. Da ngăm, nhỏ nhắn. Được cái đôi mắt rất có hồn và ẩn trong Vân một sự duyên dáng âm thầm khiến nhiều chàng trai phải ngẩn ngơ. Cha Vân ngày trước là đồng nghiệp của cha Phúc. Nhưng số phận đẩy hai gia đình đi trên hai con đường khác nhau. Trong khi cha Phúc ngày một thăng tiến thì cha Vân đau ốm rồi mất. Mẹ con thui thủi nuôi nhau.

Từ nhà Vân đến nhà Phúc qua mấy cái ngõ nhỏ, mấy con đường con con. Ngôi nhà nhỏ xinh phía trước có hàng bông giấy màu hồng phấn, những cuối tuần Phúc từng lượn xe máy đắt tiền đi ngang ngày mấy lần chỉ để thấy Vân trong sân ngồi giặt đồ, tưới cây hay nhổ tóc sâu cho mẹ.

“Vân hơi xa cách với lớp mình. Hiếm chuyến đi chơi của lớp nào Vân có mặt. Đúng là Vân học rất giỏi, học kì nào cũng nhận học bổng, nhưng Vân cũng phải dành ít thời gian để vui chơi chứ? Không lẽ Vân chỉ biết học và học thôi sao?- Hiếu, anh bạn cùng lớp vẫn hay hỏi Vân vậy.

Vân chỉ cười cười, chẳng biết nói gì. Không lẽ Vân thành thành thật mà trả lời: “Nếu không về, cuối tuần nắng đẹp ai gội đầu cho mẹ Vân đây?”.

Tiệm cà phê mà Vân đang làm thêm, lương không cao, làm cực mà suốt ba năm đại học Vân vẫn gắn bó. Vì hiếm đâu chịu cho Vân nghỉ cả hai ngày cuối tuần như nơi này. Quê sát Sài Gòn, cứ tranh thủ ngày nghỉ là Vân về ngay.

Thủ thỉ chuyện trò với mẹ hàng đêm. Tinh mơ phụ mẹ nấu nồi bún giò. Sáng hai mẹ con dọn gánh bún ra khoảng đất trống trước nhà, trưa dọn vào. Tối lại bày bàn sữa đậu nành ra. Bạn bè tranh thủ chạy tới, sáng ăn bún, tối uống sữa, chuyện trò xôm tụ. Phúc cũng là khách quen của quán mẹ Vân, dù mấy hàng quán lề đường này bình thường Phúc khó lòng chạm đến.

Bạn đại học cứ bàn ra tán vào là Vân có người yêu ở quê, nghe nói đó là con một quan chức tỉnh. “Thì cũng đúng thôi, Vân nó duyên, học giỏi và nhiều khát vọng, như vậy mới có thể leo cao được chớ”, ai đó buông lời.

Vân đi bên lề những lời đồn thổi. Hiếu thì thấy buồn, dù Hiếu hiểu Vân không phải người như thế. Vân có tài, Vân có nhiều khát vọng của một người con gái biết mình giỏi, chứ không phải là tham vọng.

Phúc không biết tất cả những điều này. Phúc bị Vân cuốn hút, bởi Vân nói chuyện rất thông minh. Vân lại không như bất cứ đứa con gái nào trong cái tỉnh này. Mắt Vân sâu thẳm mà sáng trong, luôn nhìn thẳng vào người đối diện chứ không đưa ngang liếc dọc. Quần áo Vân mặc lúc nào cũng nhẹ nhàng và giản dị. Dép săng- đan, Vân thoăn thoắt gánh hàng cho mẹ, không như đôi chân mang guốc cao gót vẽ đầu móng của các cô bồ Phúc.

Điều quan trọng nữa là Vân không thèm để ý đến Phúc. Từng trải nhiều năm yêu đương đủ cho Phúc biết, Vân không hề làm ra vẻ. Vân không hắt hủi, tránh né, cũng không kiêu mạn. Đối với Phúc, Vân cư xử đúng mực, không thân không sơ. Cũng có nói, có cười đôi ba câu vu vơ lúc Phúc làm khách quán mẹ Vân.

Mấy lần đầu, ăn hết mười mấy ngàn, Phúc móc nguyên tờ một trăm ra trả, oai vệ khoát tay không nhận tiền thối, thấy mẹ Vân nghiêm mặt, thấy đôi mắt đẹp của Vân hơi sầm xuống, Phúc rụt ngay lại, biết ngay mình vừa “mất điểm”.

Mà chuyện cũng chỉ quanh quẩn ở quán sáng và quán tối vậy thôi. Chạy ngang nhà Vân trăm lần, Phúc không một lần dám ghé. Cánh cổng rào hoa giấy như một thách thức, một lằn ranh…

Lần đầu tiên Phúc dám bước vào nhà là ngày tang mẹ Vân. Bà bị tai biến, trượt chân vào một đêm giông. Không ai biết, chỉ đến sáng, khi có người hàng xóm chạy sang nhà hỏi sao mẹ Vân không dọn hàng, mới thấy bà chết trên bậc thềm nhà tự lúc nào. Ngày tang mẹ, Vân không vật vã kêu gào. Chỉ có khuôn mặt hằn lên nỗi đau, những giọt nước mắt nghẹn ứ. Hai chàng trai ở hai góc nhà, lặng lẽ xót xa thấy Vân đang vỡ tan vì đau đớn, vì những nỗi ân hận.

Sau tang mẹ, Vân trở lại trường, càng trầm lặng và khép kín hơn xưa. Cô chăm học, dành hầu hết thời gian để nghiên cứu. Hiếu phải cố gắng bao lần kéo Vân ra khỏi bài vở, bắt Vân hòa vào các cuộc vui của lớp. Sắp tốt nghiệp rồi. Vân thấy mình đang trôi vô định, như một cái cây mất rễ, chẳng có gì mà bám víu, chẳng biết đi đâu về đâu.

Vân theo Phúc vào một góc quán yên tĩnh bên hông trường. Hôm nay Phúc trông đứng đắn và lịch sự, lại rất chân thành. Sau vài câu chuyện loanh quanh, Phúc thẳn thắn bày tỏ ý định của mình: “Vân nè, Vân biết tôi thương Vân phải không?”. Câu hỏi đường đột, khiến Vân không biết nói gì. Phúc lại tiếp tục: “Tôi biết giờ Vân mới ra trường, bác đã mất, Vân chẳng còn ai. Tôi nói chuyện này, Vân đừng giận. Là vầy… cha mẹ tôi biết chuyện, không cấm cản gì tôi. Mẹ tôi còn hay khen Vân giỏi giang, hiền lành… Ý cha mẹ tôi… à, tất nhiên là cả ý tôi… tức là… Vân có thể đồng ý đến với tôi không… Không, không phải ngay bây giờ... Có nghĩa là…”.

Như muốn tìm lại sự can đảm, bất giác Phúc nắm chặt lấy tay Vân: “Vân giỏi giang. Nhưng cứ ở đây, thân cô thế cô, Vân sẽ chẳng làm được gì. Nếu Vân đồng ý, sắp tới gia đình tôi sẽ lo thủ tục cho Vân đi du học cùng tôi tại Úc…”.

Phúc nói một mạch, không dám ngưng để thở, như sợ dừng lại là bị từ chối. Những gì Phúc vẽ nên trước mắt Vân đều rất sáng lạn, rất đáng để mơ ước. Dù điềm tĩnh, Vân cũng không thể tránh khỏi bất ngờ. Vân hiểu, cha mẹ Phúc coi đây là giải pháp tốt nhất để cậu con cưng xa đám bạn ăn chơi, tu chí chăm lo sự nghiệp. Đây cũng là cơ hội vàng cho bất cứ cô gái nào, chứ đừng nói đến một người con gái đang bơ vơ như Vân.

Tối đến, Vân nằm một mình trong căn nhà vắng với bao ý nghĩ ngổn ngang. Số phận đang bày ra trước mắt Vân mâm cỗ quá ngon lành, thử thách lòng tự trọng và ý chí tự lập của một cô gái mới bước chân vào đời. Vân như thấy viễn cảnh về một cuộc sống tươi đẹp. Ở đó, tuy phải bên cạnh người con trai không yêu, nhưng đủ đầy, có những điều kiện tốt nhất để Vân tiếp tục học hành và phấn đấu. Chỉ một quyết định, con đường đời sẽ rẽ sang hướng khác…

Đêm. Trăng mười sáu rất sáng. Vân thắp một nén hương trầm lên bàn thờ mẹ. Căn nhà như ấm lại. Vân ngồi nơi bậc cửa. Trăng rọi xuyên qua những tàn cây khiến thềm nhà như bức tranh được vẽ nên bởi những gam màu sáng tối đối lập. Gương mặt Vân, do ánh trăng chiếu vào cũng nửa sáng nửa tối. Gió xào xạc thổi. Hương trầm dìu dịu, hòa quyện với hương nhài bên hiên nhà, ướp không gian trong một làn hương thanh tao và trầm mặc. Vân đang thủ thỉ chuyện trò với mẹ. Vân kể về những gì mình đã trải qua, về tấm bằng xuất sắc đã nhận được. Cả những khao khát, ước vọng mà một cô gái đầy nhiệt huyết ấp ủ trong lòng. Vân lắng nghe trong gió, trong lá xào xạc lời khuyên ân cần….

Quán café ven sông rất hữu tình. Vân đến sớm hơn giờ hẹn một chút, đã thấy Phúc ngồi chờ. Gương mặt Phúc tràn ngập niềm hy vọng. Có chút gì đó nhoi nhói lên trong Vân. Trước ánh mắt chờ đợi ấy, Vân hít một hơi thật sâu, nhìn thẳng vào mắt Phúc: “Vân xin lỗi anh. Vân rất cảm ơn sự ưu ái mà anh và gia đình dành cho Vân, nhưng Vân không thể…”.

Vân chỉ nói được đến đó, rồi lặng im. Vì Vân không biết giải thích sao cho Phúc hiểu tại sao cô lại từ chối một cơ hội mà ai cũng thèm muốn. Mà có nói, chưa chắc Phúc đã hiểu được đâu…

Đúng là Phúc kinh ngạc. Phúc xuống giọng gần như năn nỉ, đưa hết lời lẽ ra thuyết phục Vân. Nhưng nhìn nét mặt cương quyết của Vân, Phúc biết là vô vọng rồi. Khi Vân chào Phúc ra về, Phúc vẫn ngồi đó. Gió chiều đang mạnh dần, sóng đưa những cụm lục bình xô vào chân quán, nghe xao xác là buồn…

Sau vài phen long đong ở thành phố, Vân học thêm một khóa nghiệp vụ sư phạm và xin về tỉnh dạy. Vân trở thành một trong những giáo viên giỏi của tỉnh. Phúc đã du học về, vào văn phòng tỉnh ủy làm, nhanh chóng lên trưởng phòng, rồi lấy vợ. Vợ Phúc xuất thân không giàu có, nhưng từ khi lấy chồng cả gia đình được nhờ. Ngày ngày cô ăn mặc đẹp, chạy xe sang đi làm, hay ngang trường Vân. Có lẽ biết chuyện xưa, nên vẫn có ý xem Vân có nhìn thấy không. Cho đến giờ, nhiều người vẫn xì xào Vân dại, Vân sĩ. Nếu ngày trước khôn ngoan thì giờ đâu chỉ là cô giáo quèn.

Vẫn như ngày xưa, Vân đi bên lề những lời đàm tiếu. Chỉ riêng Vân biết rằng, mình đã thanh thản, nhẹ nhõm thế nào khi đưa ra lời từ chối ấy. Chỉ riêng Vân biết, Vân yêu xiết bao những giờ dạy của mình. Ở đó có những đứa học trò như Vân ngày xưa, ôm ấp bao ước mơ, khát vọng. Ở đó, Vân còn trẻ, có thể cười xoà với lũ học trò trong một vài bài giảng vui vui, cũng không hiếm lần bật khóc giận một đứa trò hư.

Người ta cũng không thể hiểu, Vân yêu biết chừng nào ngôi nhà nho nhỏ có hàng rào hoa giấy, có hương trầm thoang thoảng, có những kí ức ấm áp về mẹ. Ngày cuối tuần, Hiếu, một thầy giáo cũng trẻ như Vân, xin về trường cách đây vài năm vì phải lòng một cô giáo, vẫn hay đến. Lúc thì sửa bóng đèn, khi thì mang vài giống hoa đến trồng trong sân.

Vân thì không biết, những khi lòng ngột ngạt, Phúc vẫn hay chạy ngang qua ngôi nhà hoa giấy màu hồng phấn. Xe xịn, tiếng rất êm và Phúc chạy rất nhanh, chỉ để thoáng thấy một bóng người bên những cụm hoa. Chiều chiều, đi làm về, dù phải đi đường vòng, Phúc vẫn thích chạy qua cái con đường mà hồi xưa sáng sáng mình hay ra ăn bún giò heo, tối tối thì sữa đậu nành. Sau những đấu đá, bon chen, Phúc đi ngang chỉ để thấy lại một ngày xưa nào đó, một cậu trai còn rất trẻ, rất huênh hoang và ngốc nghếch, nhưng đã từng có một mối tình trong sáng, từng yêu một người con gái như Vân…

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.