Một điều luật rất được ủng hộ

CSGT kiểm  tra nồng độ cồn
CSGT kiểm tra nồng độ cồn
(PLVN) - Điều luật quy định về uống rượu bia thì tuyệt đối không được lái xe đã trải qua sự thăng trầm và có lúc tưởng chừng không đạt được trước khi được Quốc hội thông qua vào ngày 14/6 vừa qua.

Tại sao một điều luật rất được ủng hộ như vậy mà lại gặp khó khăn? Chắc chắn, rượu bia có liên quan đến nhiều người và không chỉ người uống rượu bia mà hơn cả là những người sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.

Cấm sử dụng rượu bia khi lái xe có thể gây ảnh hưởng đến số lượng tiêu thụ rượu bia mà các nhà sản xuất đều không muốn điều này. Các cơ sở kinh doanh rượu bia, nhà hàng sẽ bị thất thu lớn vì không ai dám dùng rượu bia nữa khi lái xe đến đây với mục đích ăn nhậu. Tất cả các mặt hàng liên quan đến rượu bia cũng bị giảm thiểu đáng kể số lượng tiêu thụ. Vì ảnh hưởng có tính chất dây chuyền như vậy nên sự lo ngại ảnh hưởng đến thất thu là có thật, điều luật này vấp phải sự phản đối cũng rất dễ giải thích vì đụng chạm đến lợi ích không ít người.

Song, có gì đánh đổi được sinh mạng con người? Hiện trạng các vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra khi người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn cao là minh chứng đầy thuyết phục để đi tới một quyết định "cấm tiệt" sử dụng rượu bia đối với người lái xe.

Một dẫn chứng nhãn tiền sau khi điều luật này được thông qua là vụ xét xử nữ doanh nhân gây tai nạn liên hoàn ở Hàng Xanh (TP HCM). Bà ta không có bằng lái lại say rượu nên dẫn đến việc gây ra tai nạn khủng khiếp, có nạn nhân vĩnh viễn không trở về nhà. Dù biết lỗi của mình, dù đã bỏ ra gần 3 tỷ đồng bồi thường cho nạn nhân và gia đình họ, dù được các nạn nhân đề nghị bãi nại thì bà ta vẫn phải nhận mức án 3 năm rưỡi tù giam. Một bài học nhãn tiền cho sự coi thường pháp luật phải trả một cái giá đắt như thế nào.

Trước đó, cuộc xuống đường tuần hành với hàng nghìn người tham gia cùng khẩu hiệu và cũng là châm ngôn hành động: "Đã uống rượu bia thì không lái xe" đã là một cú hích đáng kể để điều luật này được thông qua.

Giờ đây, khi cả việc lái xe máy (trước đây chỉ đối với tài xế ô tô) cũng không được uống rượu bia thì mọi người phải tìm cách thích ứng với hoàn cảnh và đó là điều kiện để điều luật đi vào cuộc sống. Người ta sẽ quen dần việc này từ ngay bây giờ chứ không đợi đến ngày điều luật này có hiệu lực vào ngày 01/01/2020.

Chỉ một điều luật điều chỉnh một mối quan hệ với rất nhiều người và cũng được rất nhiều người ủng hộ nhưng để nó thành hiện thực thì không ít gian nan. Bởi khác với những điều luật "trên trời" rất dễ được thông qua thì điều luật này đã phản ảnh rất nhiều điều về thực trạng xã hội của chúng ta.

Tin cùng chuyên mục

Khu đất trong vụ tranh chấp. (Ảnh: Lương Hổ)

Trước phiên phúc thẩm vụ tranh chấp đất kéo dài tại Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu): Nhiều người dân có văn bản cung cấp chứng cứ cho TAND cấp cao

(PLVN) - Liên quan vụ án bà Phạm Ngọc Hà (SN 1958) kiện đòi hủy sổ đỏ Nhà nước đã cấp cho cụ Nguyễn Kim Hoa (SN 1937) với thửa đất 30, 31 tờ bản đồ 14 (số mới 42), đường Phan Chu Trinh, huyện Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu; dự kiến TAND cấp cao tại TP HCM đưa ra xét xử ngày 18/12/2023 tới đây. Trước phiên phúc thẩm, một số người dân Côn Đảo có văn bản gửi TAND cấp cao, xác nhận khu đất trên cụ Hoa khai hoang, sử dụng liên tục từ nhiều năm nay.

Đọc thêm

Căn cứ để xác định thời điểm sử dụng đất có nhà ở

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn Đinh Phú (Hưng Yên) hỏi: Gia đình tôi đang sử dụng thửa đất diện tích 150m2 có nguồn gốc là đất giao không đúng thẩm quyền từ UBND xã năm 1997. Đến năm 2002, gia đình tôi đã xây lên 1 căn nhà cấp 4 để ở bao gồm khuôn viên nhà, bếp, công trình phụ. Về sau, khi có điều kiện kinh tế, năm 2017 gia đình tôi đã xây dựng mới căn nhà trên tổng toàn bộ diện tích 150m2 nêu trên. Hiện nay, gia đình tôi muốn thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSDĐ) đất lần đầu. Vậy, luật sư cho tôi hỏi thời điểm được xác định làm căn cứ có nhà ở để được công nhận là đất ở là năm 2002 hay năm 2017? Và trong trường hợp này gia đình tôi có được công nhận đất ở luôn không?

Vụ đấu giá đất bị phản ánh 'sai quy định' tại Quảng Ninh: Người dân tiếp tục có đơn kiến nghị

Vụ đấu giá đất bị phản ánh 'sai quy định' tại Quảng Ninh: Người dân tiếp tục có đơn kiến nghị
(PLVN) - Mới đây, sau khi nhận được đơn của một số công dân phản ánh một số vấn đề có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng đất tại xã Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh), PV đã liên hệ làm việc, phản ánh thông tin phản hồi từ ông Đồng Nguyên Khánh, Chủ tịch UBND xã.

Xây nhà trên đất đã có quy hoạch, khi thu hồi có được bồi thường không?

Xây nhà trên đất đã có quy hoạch, khi thu hồi có được bồi thường không?
(PLVN) - Bạn Hoàng Tuyến (Thái Bình) hỏi: Tôi có ngôi nhà cấp 4 nằm trong quy hoạch mở đường quốc lộ, nhưng chưa có thông báo thu hồi và chưa có phương án bồi thường. Do nhà của tôi bị xuống cấp nghiêm trọng, nên tôi muốn đập căn nhà cũ này đi và xây dựng lại. Xin hỏi, khi Nhà nước thu hồi đất thì tôi có được bồi thường không?

Đấu giá 3 mỏ cát ở Hà Nội và giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) -Trước những vi phạm về hoạt động khai thác khoáng sản vượt công suất cho phép; thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường; lập Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ chưa đúng quy định; khai thác khoáng sản vượt ra ngoài phạm vi diện tích khu vực được phép khai thác khoáng sản...cơ quan chuyên trách của Bộ TN&MT đã nhìn nhận phát sinh từ "gốc vấn đề" và đưa ra một số giải pháp trọng tâm.