Môi trường tại Formosa Hà Tĩnh hiện nay thế nào?

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại Formosa chiều 20/7/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại Formosa chiều 20/7/2018
(PLO) - Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, thời gian qua, Tổng cục đã kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động khắc phục toàn bộ sự cố môi trường của Cty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Hiện nay, công ty đã khắc phục 52/53 tồn tại, chỉ còn 1 tồn tại là chuyển đổi phương pháp làm nguội than cốc từ ướt sang khô. 

Chiều 20/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thị sát và có buổi làm việc với Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS). Đây là lần thứ hai Thủ tướng thị sát việc bảo vệ môi trường (BVMT) tại FHS. Thủ tướng và Đoàn công tác đã trực tiếp thị sát khu xử lý nước thải, phòng quan trắc chất lượng nước thải, kiểm tra thực tế cá nuôi tại hồ chỉ thị sinh học, văn phòng bộ phận luyện gang, khu vực xưởng cán luyện gang, xưởng cán thép nóng thô và khu vực cầu cảng Formosa. 

Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã nhấn mạnh mục đích chuyến thị sát nhằm kiểm tra việc thực hiện lời hứa của FHS về việc đảm bảo đưa 2 lò cao số 1 và số 2 vào hoạt động ổn định, phấn đấu đạt sản lượng thép gần 7 triệu tấn trong thời gian không xa.Thủ tướng đề nghị FHS cần rút kinh nghiệm nghiêm túc, sâu sắc để “tuyệt đối không bao giờ vi phạm lần thứ 2”.

Lò cao số 1 được FHS vận hành thử nghiệm từ ngày 29/5/2017. Trước đó, Bộ TN&MT đã kiểm tra, xác nhận hoàn thành đối với 12 hạng mục công trình (Giấy xác nhận 49/GXN-TCMT ngày 9/5/2017). Tháng 12/2017 (khi lò cao số 1 hoạt động đạt công suất thiết kế), các công trình BVMT đối với 11 hạng mục đáp ứng yêu cầu thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn Việt Nam theo quy định. Trên cơ sở đó, Bộ TN&MT đã xác nhận hoàn thành đối với 11 hạng mục này để FHS đưa vào vận hành chính thức theo quy định (Giấy xác nhận 32/GXN-TCMT ngày 12/2/2018). 

Lò cao số 2 được FHS thực hiện từ ngày 20/3/2018 và đưa vào vận hành thử nghiệm từ ngày 18/5/2018.Ngày 22/3/2018, Bộ TN&MT đã phối hợp kiểm tra, đánh giá việc hoàn thành các hạng mục công trình BVMT phục vụ vận hành thử nghiệm. FHS đã lắp đặt đầy đủ hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục 8 thông số và truyền dữ liệu trực tuyến về Sở TN&MT tỉnh Hà Tĩnh, Tổng cục Môi trường để kiểm tra, giám sát. 

Ngoài việc đầu tư xây dựng 2 lò cao sản xuất thép hiện đại, Formosa Hà Tĩnh đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đưa vào triển khai các hạng mục BVMT bổ sung như hệ thống hồ sinh học kết hợp với ứng phó sự cố, 4 trạm quan trắc nước thải online tự động, 15 trạm quan trắc online khí thải. Nhằm nâng cao chất lượng nước, đảm bảo xử lý hiệu quả khi xảy ra sự cố tại trạm xử lý nước thải và giảm thiểu ảnh hưởng nước thải ra môi trường, FHS đã thực hiện quy hoạch và xây dựng hệ thống hồ sinh học, với tổng diện tích 10ha, bao gồm hồ sự cố, hồ sinh học, bãi lọc trồng cây, bể chỉ thị sinh học (nuôi cá). Chuỗi 3 hồ chỉ thị sinh học tạo dung tích điều hòa đủ lớn, an toàn, cho phép chủ động áp dụng các giải pháp ứng phó khi có sự cố từ các trạm xử lý nước thải, ổn định chất lượng dòng nước sau xử lý, chảy ra biển, tránh các cú sốc về nồng độ với môi trường biển…

Theo báo cáo của FHS, tổng kinh phí đầu tư cho toàn bộ các hạng mục cải thiện, bổ sung công trình bảo vệ môi trường nêu trên là trên 400 triệu USD, đảm bảo sau khi hoàn thành, chất thải của FHS sẽ được kiểm soát theo tiêu chuẩn môi trường của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Xe quan trắc môi trường tự động của Bộ TN&MT hoạt động tại Formosa Hà Tĩnh.
Xe quan trắc môi trường tự động của Bộ TN&MT hoạt động tại Formosa Hà Tĩnh.

Ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổ trưởng Tổ Giám sát khắc phục sự cố môi trường tại FHS cho biết: “Để giám sát chặt chẽ việc khắc phục hậu quả của Formosa, Bộ TN&MT đã thành lập Hội đồng kỹ thuật, Tổ giám sát và ban hành kế hoạch, lộ trình khắc phục các tồn tại, vi phạm về BVMT và kế hoạch giám sát môi trường của Formosa. Đến nay Formosa Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành 52/53 lỗi vi phạm về BVMT. 

Kết quả giám sát liên tục của Bộ TN&MT từ tháng 7/2016 đến nay cho thấy, nước thải, khí thải của Formosa trước khi thải ra môi trường đều đạt quy chuẩn môi trường cho phép; chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt đã được Formosa quản lý đúng quy định. 

Đối với lỗi về chuyển đổi phương pháp làm nguội than cốc từ ướt sang khô (đây là lỗi đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường) dự kiến sẽ hoàn thành trước tháng 6/2019. FHS đã hoàn thành đánh giá kỹ thuật và lựa chọn công nghệ làm nguội cốc khô (Coke Dry Quenching - CDQ) của Nhật Bản, tính đến ngày 10/1/2018 đã hoàn thành 36,1% công việc theo kế hoạch. Theo cam kết của FHS, tháng 3/2019, công ty sẽ hoàn thành hệ thống CDQ số 1 và đến tháng 6/2019 sẽ hoàn thành hệ thống CDQ số 2.

Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định liên quan đến xử lý chất thải tro bay và xỉ, sắp tới Bộ Xây dựng sẽ có quy chuẩn liên quan đến vấn đề này, FHS có thể tận dụng các nguồn xỉ thải vào xây dựng các công trình phụ trợ của mình hoặc bán làm vật liệu xây dựng... 

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Đọc thêm

Vướng mắc trong thực hiện bảo trì đường bộ

Sửa chữa bảo trì tại QL32. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hệ thống đường quốc lộ trên cả nước cần thường xuyên bảo trì, sửa chữa. Thế nhưng hiện nay, công tác bảo trì đường bộ đang gặp vướng mắc, khiến tỷ lệ giải ngân vốn bảo trì ở mức thấp, đồng nghĩa với việc, nhiều tuyến đường chưa được sửa chữa kịp thời.

Ngành Thuế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng

Cán bộ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp nhận và giải đáp những vướng mắc về TTHC cho người nộp thuế. (Ảnh: Nguyễn Lượng)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn yêu cầu các Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách để tháo gỡ khó khăn, đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) và người dân; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).

Vượt khó nửa đầu năm, các 'ông lớn' xuất khẩu tôm nỗ lực tăng tốc nửa cuối năm

Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tôm đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Chịu tác động bởi lạm phát, giá cước tăng cao, cạnh tranh thị trường và dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu tôm của nước ta đang đối diện nhiều thách thức, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm luôn chủ động có chiến lược cho riêng mình. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng 6%.

Xuất khẩu cá tra bứt phá, nhắm mục tiêu 1,8 tỷ USD năm 2024

Cá tra Việt Nam được Trung Quốc, Mỹ... nhập khẩu nhiều trong 6 tháng đầu năm 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 6/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt gần 172 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của nước ta đạt 918 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá thực tế 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Doanh nghiệp đánh giá cao các cải tiến của thủ tục hải quan. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa qua đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khảo sát, đánh giá về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan (2014 - 2024) nhằm phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan dự kiến diễn ra vào đầu tháng 9/2024.

Doanh nghiệp ứng phó với cước vận tải biển tăng cao

Cước vận tải biển đang khiến doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng trầm trọng. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) - Giá cước vận tải biển lại tăng mạnh, đang tác động trực tiếp tới tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tác động không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024. Trước tình hình này, doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó?

Sức mạnh đầu tư công

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều người, thì Nhơn Trạch - vùng đất nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, hạ nguồn sông và giáp biển, giao thông đi lại cách trở, từng là vùng đất rất nghèo khó.

Cước vận tải biển leo thang và động thái từ Bộ Công Thương

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng khiến hoạt động xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng. Bộ Công Thương lập tức ban hành văn bản đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong thời gian tới...

Việt Nam vượt Nhật Bản trở thành đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 5 vào Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Singapore đạt gần 51,7 triệu SGD, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí đối tác thứ 5 trong 2 quý liên tiếp về xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Singapore .

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'

Đại sứ Peru tại Việt Nam: 'Hỗ trợ doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi'
(PLVN) - Là một trong 6 đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh với quy mô GDP thuộc mức trung bình cao trên thế giới, Peru là thị trường vô cùng tiềm năng và hứa hẹn cho doanh nghiệp Việt. Để hiểu hơn về những thách thức, giải pháp cũng như cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại quốc gia này, phóng viên đã có buổi trao đổi với Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam - bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero.

Tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế

Ảnh minh họa
(PLVN) - Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đồng thời biến đau thương thành hành động trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 7 và quý III/2024.

Đề xuất hợp lý của ACV

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về tiến độ thi công và một số đề xuất điều chỉnh tại dự án nhà ga và đường băng sân bay Long Thành.