Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) nếu cho rằng điểm chấm bài thi không phản ánh đúng kết quả làm bài của mình.
Đây là đề xuất của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ đối với thủ tục phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo quy định hiện nay thì điều kiện xin phúc khảo là "Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 1,0 điểm trở lên". Tổ công tác đề nghị quy định này cần phải có phạm vi rộng hơn là: Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT nếu cho rằng điểm chấm bài thi không phản ánh đúng kết quả làm bài của mình.
Đây là đề xuất của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ đối với thủ tục phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo quy định hiện nay thì điều kiện xin phúc khảo là "Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 1,0 điểm trở lên". Tổ công tác đề nghị quy định này cần phải có phạm vi rộng hơn là: Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT nếu cho rằng điểm chấm bài thi không phản ánh đúng kết quả làm bài của mình.
Lý giải cho đề xuất trên, Tổ công tác cho rằng, quy định hiện nay không hợp lý bởi 2 lý do: Thứ nhất, với mục tiêu của phúc khảo bài thi là nhằm tránh những sai sót, oan sai trong công tác chấm thi và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh được phúc khảo bài thi để đỗ tốt nghiệp hoặc thay đổi xếp loại tốt nghiệp thì điều kiện này đã cản trở những mục tiêu mà thủ tục hành chính đã đặt ra. Thứ hai, điểm trung bình cả năm của môn học mà thí sinh đã thi và xin phúc khảo không thể là tiêu chuẩn đáng giá chất lượng bài thi của thí sinh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chất lượng bài thi đó phải được đánh giá trên chính kết quả làm bài của thí sinh bởi kết quả đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ người học, nội dung đề thi, tâm lý thi và kết quả ôn tập của thí sinh. Kết quả học tập và kết quả bài thi xét về mặt lý thuyết tuy có logic với nhau nhưng đối với một kỳ thi thì đó lại là 2 lĩnh vực hoàn toàn độc lập. Vì vậy, nếu lấy điểm trung bình cả năm của môn học để làm căn cứ xin phúc khảo là không thuyết phục và đi ngược lại quy định về quyền của thí sinh được xem xét phúc khảo bài thi của mình.Nên kéo dài thời hạn nộp đơn xin phúc khảo Tổ công tác cho rằng nên quy định là 10 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả kỳ thi, thí sinh phải có đơn xin phúc khảo bài thi, để tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho thí sinh. Quy định hiện tại là: Thí sinh phải có đơn xin phúc khảo bài thi trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả của kỳ thi. Với quy định này, thời gian 7 ngày sẽ rút ngắn thời gian nộp đơn xin phúc khảo của thí sinh, cũng có nghĩa là một số thí sinh sẽ mất đi cơ hội được làm thủ tục xin phúc khảo, nhất là đối với những thí sinh ở xa trường, lớp. Về thời hạn giải quyết từ phía cơ quan chức năng, Tổ công tác cũng đề nghị nên quy định cụ thể: "Hội đồng phúc khảo phải trả kết quả phúc khảo trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được danh sách và đơn xin phúc khảo của thí sinh do trường gửi đến". So với quy định hiện hành về thời hạn phúc khảo chỉ nêu "Hội đồng phúc khảo bắt đầu làm việc chậm nhất 15 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi; Thời gian làm việc của Hội đồng phúc khảo không kéo dài quá 10 ngày; kết quả phúc khảo được niêm yết công khai ngay sau khi hội đồng phúc khảo hoàn tất công việc", như vậy có thể thấy quy định hiện nay chưa nêu rõ thời gian giải quyết từ phía các cơ quan quản lý.
Theo Chinhphu.vn