Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn

Các chương trình khuyến khích văn hóa đọc hỗ trợ rất nhiều cho học sinh đến với sách.
Các chương trình khuyến khích văn hóa đọc hỗ trợ rất nhiều cho học sinh đến với sách.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Vừa qua, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ phát động chương trình “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2023 và trao giải cuộc thi “Cuốn sách hay thay đổi cuộc đời” đã để lại rất nhiều dấu ấn.

Văn hóa đọc là kho tri thức của mỗi quốc gia

Tại buổi lễ phát động chương trình “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn”, ông Nguyễn Hải Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã khẳng định sách là kho tàng tri thức quý giá lưu trữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua các thế hệ, đem lại nền tảng kiến thức và khai sáng cho trí tuệ con người. Sách chứa đựng mọi thứ: kiến thức, kinh nghiệm sống và cảm xúc con người, là những viên gạch xây nên những thành tựu của con người. Những quyển sách như hạt giống tâm hồn đem lại cho ta những cảm xúc trong cuộc sống… Đặc biệt, sách giúp chúng ta tự học, tự bồi dưỡng, nuôi dưỡng ước mơ, là “chìa khóa” mở cánh cổng của tri thức đưa chúng ta đến thành công.

Tầm quan trọng của sách tính đến thời hiện nay là không thể chối bỏ. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát từ Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cung cấp, có đến 41% số em dùng thời gian rảnh để lên mạng, 20% dùng để xem phim, 16% nghe nhạc và chỉ có 15% là đọc sách. Tất cả số liệu được công bố trên, không còn là điều bất ngờ. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, người trẻ bị thu hút bởi rất nhiều kênh khác nhau. Việc đọc sách ngày càng trở nên “lép vế”, xếp sau các nhu cầu và sở thích khác.

Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc điều hành Phenikaa School chia sẻ về văn hóa đọc sách của người Do Thái. Dù chỉ là một dân tộc với hơn 8 triệu dân, nhưng họ lại có chỉ số IQ trung bình là 110, cao hơn mức trung bình của thế giới là 100. Ở quốc gia của họ, có tới hơn 1.000 thư viện công cộng với nhiều sách quý. Bên cạnh việc hình thành, xây dựng thói quen đọc sách từ khi nằm nôi cho trẻ nhỏ, người Do Thái hiện vẫn sử dụng hình ảnh con lừa thồ sách để dạy các con mình: nếu chỉ dừng ở việc đọc mà không biết ứng dụng thì trí tuệ đó cũng chỉ là trí tuệ chết. Và để có thể ứng dụng, trẻ em Do Thái không ngừng đọc sách và tích lũy kiến thức từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.

Qua đó cho thấy, tầm quan trọng của việc đọc sách ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trí tuệ của con người và lớn hơn là động lực để phát triển quốc gia. Hiện nay, ở các nước phát triển như: Israel, Pháp, Nhật Bản, trung bình 1 người dân đọc từ 20 cuốn sách/năm. Các nước trong khu vực như: Singapore, số sách người dân đọc trung bình là 14 cuốn/năm; Malaysia là 10 cuốn/năm. Còn ở Việt Nam, trung bình 1 người chỉ đọc 4 cuốn sách/năm, trong đó 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn là sách khác. Như vậy, văn hóa đọc sách của người dân còn nhiều hạn chế.

Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách đối với thế hệ trẻ Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, từ năm 2021, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức chương trình “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn”, nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, thanh niên về giá trị của việc đọc sách; đồng thời xây dựng và phát triển thói quen, kỹ năng đọc sách trong hội viên, thanh niên.

Chương trình “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” đã được các cấp bộ Đoàn, Hội, đoàn viên, hội viên và thanh niên tích cực tham gia hưởng ứng bằng nhiều hoạt động thiết thực như thành lập các câu lạc bộ đọc sách; tổ chức các buổi giao lưu với các diễn giả, tác giả; hình thành thói quen đọc sách, xây dựng văn hóa đọc trong các bạn trẻ. Qua đó, giúp nhiều bạn trẻ tìm thấy những kiến thức, kỹ năng, ươm mầm những ước mơ, những giá trị của cuộc sống, định hướng tương lai để bước vào đời…

Ươm mầm tình yêu với những trang sách

Không chỉ nêu ra tầm quan trọng của việc đọc sách đến với mỗi con người, quốc gia. Ban Tổ chức đã trao giải thưởng cho các thí sinh tham gia cuộc thi “Cuốn sách hay thay đổi cuộc đời”. Cuộc thi để lại nhiều cảm xúc cho ban giám khảo, khi có rất nhiều bài thi được gửi về. Trong đó có những thí sinh nêu cảm nhận, suy nghĩ về các tác phẩm quen thuộc như “Thép đã tôi thế đấy”, nhưng có bài đi sâu vào những vấn đề đang “nóng” trong xã hội hiện nay như trầm cảm, trăn trở của tuổi trẻ,…

Bài thi của chị Mai Thị Xí (35 tuổi), đã giành giải nhất với tựa đề “Chênh vênh tuổi 20” chia sẻ cảm nhận của chị về cuốn sách “Cửa hàng dành cho những kẻ ngán sống” đã giúp chị thoát ra khỏi căn bệnh trầm cảm của những người trẻ gặp khủng hoảng ở độ tuổi 20. Chị cho biết, cuốn sách “Cửa hàng dành cho những kẻ ngán sống” của tác giả Jean Teulé là quyển được chị để trang trọng nhất trên giá của mình. Nhờ cuốn sách, chị đã trải qua được những trăn trở, lo âu tuổi 20, để tiếp tục dũng cảm tiến về phía trước. Chị tâm sự: “Đối với tôi, mỗi cuốn sách là một người bạn”. Câu nói này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều em học sinh trong hội trường.

Lễ phát động “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” còn có sự đồng hành của các diễn giả đến từ tòa soạn báo, trường phổ thông, doanh nghiệp nhằm chia sẻ kinh nghiệm đọc sách. Để từ đó “kích thích” tình yêu đối với “hành trình” đọc của các em học sinh, sinh viên tại Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng ban Sinh viên của Báo Tiền Phong đã nói sách là cánh cửa mở ra những thế giới mới, giúp trí tưởng tượng của con người được “bay cao, bay xa” hơn: “Chỉ có sách mới giúp các em phát huy được trí tưởng tượng”. Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn lấy ví dụ khi còn nhỏ anh rất thích đọc tiểu thuyết của nước Pháp. Vì vậy, sau này, lúc đi du học Pháp, đến những địa danh đã từng đọc, thì đáng tiếc lại không bao giờ đẹp như đã trong trí tưởng tượng.

Anh Nguyễn Huy Du – tác giả cuốn sách “Tỏa sáng từ những cháy bỏng khát vọng”, chia sẻ: “Nếu như chỉ nói mãi về việc sách hay, sách có ý nghĩa lắm, đôi khi nó sẽ không khiến giới trẻ thấy lôi cuốn mà làm họ hoang mang hơn”. Đối với anh, sách vừa phải là một người bạn, vừa là một người thầy. Vì nếu chỉ coi sách là thầy, độc giả sẽ cảm thấy áp lực. Còn nếu sách chỉ là bạn thì độc giả sẽ coi nhẹ việc đọc. Cho nên, hai yếu tố này phải song hành với nhau.

Chính nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các diễn giả và độc giả tâm huyết, đã truyền cảm hứng, ươm mầm cho những em học sinh may mắn tham dự Lễ phát động chương trình “Mỗi thanh niên một cuốn sách làm bạn”. Em Bảo Minh lớp 10C2 Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa có chia sẻ: “Em là một người thích đọc sách. Sau buổi lễ ngày hôm nay, em đã hiểu hơn về giá trị những cuốn sách. Bản thân em sẽ thay đổi cách đọc sách để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc học tập của mình”. Em Trung Hiếu (lớp 10C2, Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa) cũng cho biết: “Từ trước đến giờ, em không đọc sách nhiều, nhưng sau buổi hôm nay, em đã được truyền cảm hứng để bắt đầu đọc sách, tích lũy kiến thức chuẩn bị cho mình một nền tảng tri thức trong tương lai sắp tới”.

Đẩy mạnh văn hóa đọc bằng các thư viện miễn phí

Tại Úc, Chính phủ khuyến khích trẻ em đọc sách bằng cách mở các thư viện miễn phí ở mỗi vùng, cho phép trẻ đến đọc tại chỗ hoặc mượn tối đa năm quyển sách về nhà đọc trong vòng hai tuần. Các thư viện này chứa đầy sách với nhiều chủ đề và thể loại phù hợp nhu cầu khác nhau của độc giả. Thông qua đó, trẻ em hình thành thói quen đọc sách từ sớm và lớn lên với khả năng này.

Rất nhiều trẻ tại Úc làm thẻ thư viện và tự mượn sách về nhà đọc. Tại một đất nước có giá bán sách khá cao, việc mở thư viện miễn phí giúp trẻ em tiếp cận kiến thức dễ dàng mà không tốn tiền.

Trong khi đó, ở Việt Nam rất khó để khuyến khích sinh viên đọc sách hoặc ít nhất là đọc các sách cần cho việc học tập của họ. Phần lớn sinh viên thường lên mạng tìm kiếm thông tin và đối với họ, sau đó bị thu hút bởi những trang web, trò giải trí hấp dẫn khác.

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.