Mỗi người Việt Nam dành hàng tiếng đồng hồ cho Facebook, Google, Youtube

ĐB Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng công nghệ thông tin của nước ta đang tụt hậu xa
ĐB Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho rằng công nghệ thông tin của nước ta đang tụt hậu xa
(PLO) - Tại phiên thảo luận về về kinh tế- xã hội sáng nay (26/10), các Đại biểu Quốc hội (ĐB) cho rằng, thế giới không chờ chúng ta vận động cho bằng vai dù Việt Nam đã bước thời kỳ cuối của dân số vàng. Việc giàu có tài nguyên thiên nhiên không có ý nghĩa gì nhiều trong nền kinh tế số. Chúng ta cần chung tay xây dựng Việt Nam số, xã hội số mới mong đuổi kịp các nước top đầu.

Công nghệ thông tin của nước ta đang tụt hậu xa

Băn khoăn làm sao để nước ta có những chính sách nhanh, mạnh, thiết thực để thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin, tạo nền tảng cho cách mạng công nghiệp 4.0, ĐB Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) cho biết, cách mạng công nghiệp 4.0 về bản chất là quá trình biến đổi số, là sự chuyển đổi rộng lớn về mô hình kinh doanh chuyển từ mua, bán sang thuê, cung cấp dịch vụ hay còn gọi là nền kinh tế như dịch vụ. Ví dụ như Amazon, Alibaba, Uber là những ví dụ tiêu biểu cho xu hướng kinh tế số, kinh tế chia sẻ đã giúp mọi thứ dịch vụ được hình thành.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ thông tin, ông Bình dẫn chứng thông tin Trắng Công nghệ thông tin năm 2017 của nước ta thống kê trong thời gian qua. Theo đó, công nghệ thông tin đã có những bước phát triển quan trọng ở cả ba lĩnh vực sản xuất, ứng dụng và cung cấp dịch vụ.

Trong đó năm 2016, doanh thu phần cứng là 58,83 tỷ đôla, chiếm 88%; công nghiệp phần mềm và nội dung số là 3,77 tỷ đô la, chiếm 5,58% và dịch vụ công nghệ thông tin là 5.07 tỷ đôla, chiếm 6,42 %. So với ngành công nghiệp ô tô, được coi là ngành rất nóng của năm 2016, tổng doanh thu là 3,7 tỷ đôla thì ngành công nghệ thông tin có doanh thu gấp khoảng 20 lần ngành công nghiệp ô tô.

Mặc dù vậy theo ông Bình, so với trình độ phát triển công nghệ thông tin của thế giới, công nghệ thông tin của nước ta đang tụt hậu xa, chưa được tích hợp nhuần nhuyễn vào các hoạt động kinh tế - xã hội hay trong điều hành Chính phủ.

Thế giới không đứng yên để chúng ta tiến lên cho bằng vai

Bày tỏ cùng quan điểm ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng, thật may mắn là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dường như đã đặt các quốc gia vào cùng vạch xuất phát trong quá trình tìm kiếm tăng trưởng mới, mở ra cho đất nước những cơ hội để rút ngắn khoảng cách lạc hậu, vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

“Tuy nhiên, tâm thế và nội lực của chúng ta đã sẵn sàng đến mức nào cho cuộc cách mạng này?”, ông Nhân đặt vấn đề.

Ông Nhân cho biết, một lực cản đáng kể trên con đường đi đến quốc gia khoa học công nghệ đó là có một bộ phận dường như còn dị ứng với đổi mới sáng tạo. Trong khi cuộc chiến giữa VINASUN và GRAB chưa đi đến hồi kết thì mới đây, Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông không cấp phép cho Facebook phát sóng Giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam hay khoản đầu tư 500 tỷ để phát triển khoa học, công nghệ của gốm sứ Minh Long không được hỗ trợ dù rất nhiều cơ quan chức năng vào cuộc, nhưng vẫn không tháo gỡ được, đã cho thấy tâm thế đó vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc dấn thân lần này.

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) phát biểu
ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) phát biểu

Ông Nhân đánh giá, trái với lạc quan ban đầu về khả năng và vị trí của Việt Nam trong cách mạng công nghiệp lần này, báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới đã xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia yếu kém dựa trên các tiêu chuẩn nền tảng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất mới trong tương lai.

Mới đây nhất, báo cáo Diễn đàn kinh tế thế giới về cạnh tranh toàn cầu năm 2018 đã siết chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam thứ 95/140 quốc gia, trên Lào một bậc và kém Campuchia 3 bậc, trong khi chỉ số này được đánh giá là nguồn năng lượng của mỗi nền kinh tế số.

Cũng theo ông Nhân, theo kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục Thống kê, chỉ có 36% các đơn vị kinh tế hành chính sự nghiệp sử dụng máy tính và internet để điều hành các tác nghiệp, 1,2% tổng số cơ sở cung cấp hoàn chỉnh dịch vụ công trực tiếp mức độ 4.

“Điều đó cho thấy mặc dù người đứng đầu Chính phủ nóng lòng hối thúc tốc độ thực hiện Chính phủ điện tử một trong những nền tảng cho cách mạng lần này vẫn còn rất chậm thì làm thế nào để vượt lên chính mình và không bị bỏ lại phía sau”, ông Nhân bày tỏ.

Thế giới không đứng yên để chúng ta vận động tiến lên cho bằng vai, phải lứa mà tất cả đều đang chuyển động với một gia tốc chưa từng có trong lịch sử, thời cơ thuận lợi trong kỷ nguyên số chia đều cho hầu hết tất cả các quốc gia.

“Chúng ta có đuổi kịp họ không và liệu câu trả lời có nằm trong Luật Giáo dục đại học lần này, một trong nhiều vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay là phải xác định lại năng lực cạnh tranh quốc gia so với thời kỳ trước. Giàu có tài nguyên thiên nhiên không có ý nghĩa gì nhiều trong nền kinh tế số bởi cách mạng công nghiệp lần này được xây dựng trên nền tảng nguồn nhân lực lao động chuyên môn cao, trình độ khoa học công nghệ”, ông Nhân nêu quan điểm.

Theo ông Nhân, chúng ta đang trong giai đoạn cuối của thời kỳ dân số vàng. Trong khi tác động tiêu cực của già hóa dân số lên tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ nhiều hơn so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Sự rục rịch hồi hương của FDI bởi hậu thuẫn của kỷ nguyên robot, người máy và chủ nghĩa bảo hộ làm cho lao động giá rẻ không còn ý nghĩa. Từ đó, những chính sách thu hút đầu tư dù hấp dẫn thế nào cũng không phát huy nhiều tác dụng.

Cần tạo người dân trở thành công dân của Việt Nam số

ĐB Nguyễn Quốc Bình đánh giá, Chính phủ nước ta nhìn nhận vấn đề này rất kịp thời. Vào thời điểm năm 2016, trước nguy cơ tụt hậu nếu không bắt kịp cách mạng công nghiệp 4.0 Chính phủ đã có chỉ thị rà soát lại các chiến lược chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu hướng phát triển cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số.

Tiếp đó, Chính phủ đã thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đứng đầu và Chính phủ đã thành lập Ủy ban trọng điểm về công nghiệp 4.0 tại Bộ Khoa học, Công nghệ. Đây là chủ trương và hành động rất tích cực của Chính phủ.

Theo ông Bình, trong thời gian tới chúng ta cần chung tay tạo lập ra một Việt Nam số, xã hội số để người dân trở thành công dân của Việt Nam số.

Lý giải đề nghị của mình, ông Bình cho biết, hiện nay trung bình mỗi người Việt Nam dành hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày tham gia giao dịch trên các vương quốc số của Facebook, Google, Youtube. Bởi vì chúng ta không có không gian số như vậy cho người Việt trong khi tài sản, văn hóa thực của chúng ta rất lớn thì hầu như trên không gian số, các thông tin còn nghèo nàn. “Chính phủ cần có chính sách chương trình hình thành nên Việt Nam số, nơi mà người dân giữ mối liên lạc về tài nguyên văn hóa đất nước”, ông Bình nói.

Theo ông Bình, liệu chúng ta có tranh thủ thời cơ để không tụt hậu trong cách mạng công nghiệp 4.0 hay không phụ thuộc và cơ chế chính sách của Chính phủ. “Một cơ chế chính sách nhanh, mạnh, đúng đắn, minh bạch về lĩnh vực này được xem là tài nguyên quốc gia lớn nhất trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Bình nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.