Tại hội thảo “Chiến lược phòng chống bệnh không lây”, BS Nguyễn Thị Hiệp, Giám đốc Trung tâm phòng chống chấn thương và các bệnh không lây, thuộc Viện vệ sinh Y tế công cộng TPHCM cho biết, tại Việt Nam, hàng năm có 519.000 trường hợp tử vong, trong đó có đến 353.000 trường hợp tử vong do bệnh không lây (BKL), cho thấy mỗi ngày có khoảng 1.000 trường hợp tử vong do BKL.
Người đàn ông này bị đoản cả 2 chân do hút thuốc lá. |
Cũng theo BS Hiệp, BKL không còn là bệnh của các nước giàu, nước có thu nhập cao, mà hiện là mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia và là gánh nặng đối với các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, trong đó có Việt Nam.
Số liệu thống kê từ các bệnh viện tỉnh, thành của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ mắc BKL đã tăng nhanh từ 39% năm 1983 lên 66,32% năm 2009. Song song đó, tỷ lệ tử vong do các BKL cũng tăng từ 41,48% năm 1986 lên 63,34% năm 2009.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra 4 nhóm BKL gồm Tim mạch, Đái tháo đường, Ung thư và Bệnh phổi mãn tính. Riêng Việt Nam có đến 5 nhóm BKL được quan tâm là Tim mạch, Đái tháo đường, Ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh tâm thần.
“Hiện ở nước ta chỉ có các phương cách điều trị các BKL là chủ yếu, còn chiến lược phòng chống thì chưa có”, BS Hiệp nói.
Theo các BS Hiệp, khoảng 70% các BKL có thể phòng ngừa được nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lí và luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể đều đặn.
GS-TS. Adrian Bauman, Đại Học Y tế Công cộng Sydney, Úc cho biết, theo ước tính năm 2008 của WHO, hàng năm có 57 triệu người tử vong, trong đó có đến 36 triệu người tử vong do các bệnh mãn tính không lây, tức chiếm 63% tổng số tử vong. Đáng chú ý, có đến 80% số ca tử vong do BKL xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và WHO đã ước tính số ca tử vong do các bệnh mãn tính không lây sẽ tăng thêm 17% trong vòng 10 năm tới.
Cũng theo GS Bauman, các yếu tố nguy cơ của BKL như hút thuốc lá, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, kém hoạt động thể lực hiện đang tăng nhanh ở Việt Nam. Vì thế, Việt Nam cần có một chiến lược phòng chống các bệnh mãn tính không lây, cụ thể là qua việc phòng chống thuốc lá, phòng chống béo phì và hội chứng tăng chuyển hóa ở các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường.
Đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện hoạt động thể lực cho mọi người, mọi lúc và mọi nơi, cụ thể là đi bộ hay đi xe đạp thay cho xe gắn máy, xe ô tô, xe bus….Thứ đến cải thiện thể thao, giải trí với các trò chơi tích cực nơi công cộng cũng như tại trường học, thay cho các trò chơi thụ động (game, xem TV….).
“Chính phủ cần có các chính sách quốc gia và luật nhằm hạn chế sử dụng các chất có hại như thuốc lá, rượu, bia, thực phẩm không lành mạnh như kiểm soát kỷ thuốc lá, giãm dùng muối..., cũng như tăng chi phí cho việc phòng chống các căn BKL”, GS. Bauman cho biết.
Ngọc Hưng
Số liệu thống kê từ các bệnh viện tỉnh, thành của Việt Nam cho thấy, tỷ lệ mắc BKL đã tăng nhanh từ 39% năm 1983 lên 66,32% năm 2009. Song song đó, tỷ lệ tử vong do các BKL cũng tăng từ 41,48% năm 1986 lên 63,34% năm 2009.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra 4 nhóm BKL gồm Tim mạch, Đái tháo đường, Ung thư và Bệnh phổi mãn tính. Riêng Việt Nam có đến 5 nhóm BKL được quan tâm là Tim mạch, Đái tháo đường, Ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và bệnh tâm thần.
“Hiện ở nước ta chỉ có các phương cách điều trị các BKL là chủ yếu, còn chiến lược phòng chống thì chưa có”, BS Hiệp nói.
Theo các BS Hiệp, khoảng 70% các BKL có thể phòng ngừa được nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lí và luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện cơ thể đều đặn.
GS-TS. Adrian Bauman, Đại Học Y tế Công cộng Sydney, Úc cho biết, theo ước tính năm 2008 của WHO, hàng năm có 57 triệu người tử vong, trong đó có đến 36 triệu người tử vong do các bệnh mãn tính không lây, tức chiếm 63% tổng số tử vong. Đáng chú ý, có đến 80% số ca tử vong do BKL xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và WHO đã ước tính số ca tử vong do các bệnh mãn tính không lây sẽ tăng thêm 17% trong vòng 10 năm tới.
Cũng theo GS Bauman, các yếu tố nguy cơ của BKL như hút thuốc lá, tăng huyết áp, thừa cân béo phì, kém hoạt động thể lực hiện đang tăng nhanh ở Việt Nam. Vì thế, Việt Nam cần có một chiến lược phòng chống các bệnh mãn tính không lây, cụ thể là qua việc phòng chống thuốc lá, phòng chống béo phì và hội chứng tăng chuyển hóa ở các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường.
Đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện hoạt động thể lực cho mọi người, mọi lúc và mọi nơi, cụ thể là đi bộ hay đi xe đạp thay cho xe gắn máy, xe ô tô, xe bus….Thứ đến cải thiện thể thao, giải trí với các trò chơi tích cực nơi công cộng cũng như tại trường học, thay cho các trò chơi thụ động (game, xem TV….).
“Chính phủ cần có các chính sách quốc gia và luật nhằm hạn chế sử dụng các chất có hại như thuốc lá, rượu, bia, thực phẩm không lành mạnh như kiểm soát kỷ thuốc lá, giãm dùng muối..., cũng như tăng chi phí cho việc phòng chống các căn BKL”, GS. Bauman cho biết.
Ngọc Hưng