Mỗi ngày Bulgaria mất đi số người tương đương với một vụ tai nạn máy bay

Hành lang bệnh viện nhà nước ở Veliko Tarnovo, Bulgaria. Ảnh: Reuters (chụp ngày 2/9/2021).
Hành lang bệnh viện nhà nước ở Veliko Tarnovo, Bulgaria. Ảnh: Reuters (chụp ngày 2/9/2021).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bulgaria hiện dẫn đầu bảng xếp hạng toàn cầu về số ca tử vong liên quan đến COVID-19 trên đầu người hai tuần trước khi quốc gia này tổ chức cuộc bầu cử nhanh lần thứ ba trong năm nay, chuẩn bị được tổ chức vào Chủ nhật 14/11.

Mất 10% dân số trong 15 năm

“Mỗi ngày Bulgaria mất đi số người tương đương với một vụ tai nạn máy bay. Nó thực sự kinh khủng”, bà Ruzha Smilova, Giám đốc chương trình tại Trung tâm Chiến lược Tự do có trụ sở tại Sofia, nói.

Con số nghiệt ngã này không khiến một bộ phận người dân Bulgaria đồng tình với các biện pháp hạn chế phòng dịch như áp dụng Thẻ Xanh hay giấy chứng nhận âm tính COVID-19 khi vào nhà hàng hay trung tâm thương mại.

Hiện tại, đất nước được dẫn dắt bởi một chính phủ tạm quyền đã miễn cưỡng thông qua các biện pháp nghiêm ngặt hơn để đối phó với dịch COVID-19 vì sợ phản ứng dữ dội của công chúng.

Không những thế, Bulgaria vốn đang bị suy giảm nhân khẩu học đáng kể do tình trạng di cư cũng như tỷ lệ sinh thấp thì vòng xoáy tử vong hiện tại do COVID-19 càng làm phức tạp thêm vấn đề.

“Thảm kịch sẽ chỉ tăng lên. Thật là sốc khi chứng kiến ​​điều này trong một xã hội ám ảnh về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ở đất nước. Bulgaria là quốc gia thu hẹp dân số nhanh nhất trên thế giới và đã mất 10% dân số trong 15 năm qua kể từ khi gia nhập EU”, bà Smilova giải thích.

Tại thời điểm này trong đại dịch, Bulgaria ghi nhận 338,83 người chết trên 100.000 cư dân, chỉ đứng sau Brazil với 287,46 người thương vong. Quốc gia châu Âu duy nhất khác trong top 5 là nước láng giềng Romania, với 237,73 trường hợp tử vong trên 100.000 cư dân, xếp thứ ba về tổng thể, theo dữ liệu từ Johns Hopkins từ ngày 29/10/2021.

Công dân của nó cũng ít được tiêm chủng nhất ở châu Âu. Chỉ 1,38 triệu người đã nhận được tiêm hai mũi, con số này chiếm 20% dân số gần bảy triệu người. Đó là hậu quả của tình trạng lưỡng lự của Chính phủ về việc tiêm phủ vaccine trên diện rộng.

“Sự chần chừ về vaccine ở Bulgaria chủ yếu là do thiếu một chiến dịch được nhà nước hỗ trợ lâu dài ủng hộ việc tiêm chủng. Nhà nước thực hiện rất ít việc, một tháng trước, chiến dịch đầu tiên để thúc đẩy tiêm chủng mới bắt đầu”, bà Smilova giải thích.

Một người biểu tình cầm thìa trong cuộc biểu tình của các nhân viên nhà hàng ở Veliko Tarnovo, Bulgaria, vì phản đối các qui định về chứng nhận COVID-19. Ảnh: AP (chụp ngày 2/9/2021).

Một người biểu tình cầm thìa trong cuộc biểu tình của các nhân viên nhà hàng ở Veliko Tarnovo, Bulgaria, vì phản đối các qui định về chứng nhận COVID-19. Ảnh: AP (chụp ngày 2/9/2021).

Khủng hoảng chính trị

Trong khi đó, đất nước này lại đang trong cơn khủng hoảng chính trị khó khăn, được đánh dấu bằng phong trào phản đối kéo dài nhiều tháng bắt đầu từ năm ngoái kêu gọi sự từ chức của Chính phủ dân túy do Thủ tướng Boyko Borissov lãnh đạo và đảng “Gerb” của ông, nắm quyền từ năm 2009.

Kể từ đó, các cuộc bầu cử quốc hội đã được tổ chức hai lần, vào tháng 4 và tháng 7, nhưng các đảng chiến thắng đã không thể thành lập một liên minh cầm quyền.

Bulgaria lại đang gặp khó khăn đáng kể trong việc quyết định ai sẽ kế nhiệm cựu Thủ tướng Borissov, người đã từ chức vào tháng Năm. Trước cuộc bầu cử sắp tới, Bulgaria đã nắm giữ hai phiếu bầu trong khoảng thời gian ba tháng. Kết quả vào tháng Bảy lặp lại kết quả từ tháng Tư, với sáu đảng và liên minh giống nhau vượt qua ngưỡng bầu cử bắt buộc.

Nhưng mặc dù kết quả có nghĩa là bất kỳ ai trong số sáu người đều có thể là ứng cử viên cho liên minh chính phủ, nhưng hầu như không ai có thể có cơ hội chắc chắn và Tổng thống Rumen Radev phải kêu gọi thêm một vòng bầu cử thứ ba. Lần này, cử tri Bulgaria sẽ bầu cả Tổng thống và Quốc hội.

Kể từ tháng 5, Bulgaria được Chính phủ tạm quyền do Tổng thống Radev chỉ định và dẫn dắt bởi ông Stefan Yanev, một cựu sĩ quan quân đội và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.