Mối họa ngập nước với các hộ dân Chí Thạnh ven QL1A

Khi mưa xuống, hệ thống thoát nước không thu nước kịp, nước tràn ra đường
Khi mưa xuống, hệ thống thoát nước không thu nước kịp, nước tràn ra đường
(PLVN) - Nhiều người dân cho rằng việc thi công con đường mở rộng QL1A đoạn qua huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã xây kín hệ thống cống thoát nước gây ngập nhà dân.

Mưa to là ôm đồ đi ở nhờ 

Dự án mở rộng QL1A, đoạn km 1304+900, thuộc khu phố Chí Đức, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã đưa vào sử dụng từ năm 2016. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng việc thi công con đường này đã lấp hệ thống cống thoát nước gây ngập nhà dân, gây nguy hiểm cho phương tiện qua lại vào mùa mưa.

Nằm sát cống thoát nước bị vùi lấp, bà Trịnh Thị Hoa (64 tuổi) khổ sở vì cứ hễ mưa xuống là nhà bà “lãnh đủ” nước từ bao nhiêu phía dồn đến. Bà cho biết, mưa to là cả gia đình phải ôm đồ đi đến nhà hàng xóm ở nhờ vì nhà ngập nước, sập lúc nào không hay.

“Khi nâng cấp QL1A, đơn vị thi công lại xây kín miệng cống ở thượng nguồn nên khi trời mưa xuống, nước không có lối thoát, làm tràn ngập vào nhà của 10 hộ dân chúng tôi. Tôi sống ở đây từ nhỏ đến lớn, có bao giờ ngập nước đâu, mà từ khi làm đường mở rộng QL1A, nước ngập đến gần nửa nhà”, bà Hoa nói.

Ông Nguyễn Minh Châu (SN 1953) cho hay, năm 2015 Nhà nước mở rộng QL1A, đơn vị thi công không làm đúng thiết kế của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mà tự ý che lấp hố tiêu năng, đậy kín miệng cống ở thượng nguồn bằng hai tấm đan bê tông, nên mỗi khi mưa xuống làm nước chảy tràn trên mặt đường gây ách tắc giao thông và tràn ngập vào nhà dân dọc đường. “Vào mùa mưa năm 2018, tôi phải đội mưa ra đường chặn xe lại vì xe mà di chuyển sẽ dội nước vào nhà tôi. Chưa kể mưa xuống, các phương tiện qua lại rất khó khăn ở khu vực này”, ông Châu bức xúc.

Theo ông Châu, các hộ bị ảnh hưởng đã nhiều lần gửi đơn lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền từ năm 2016 đến nay, yêu cầu khui miệng cống lên để nước thông thoáng, nhưng từ cấp huyện đến tỉnh đều hứa “sẽ giải quyết”, rồi hơn 3 năm nay chẳng giải quyết gì. “Chúng tôi chẳng yêu cầu gì lớn lao, chỉ cần khui cái miệng cống lên để nước chảy thông thoáng cho xe chạy an toàn, nhà chúng tôi không bị ngập, mà huyện với tỉnh cũng chưa giải quyết”, ông Châu nói.

Ngày 20/3/2019, ông Châu có đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên về vụ việc trên và nhận được câu trả lời rằng: “UBND tỉnh Phú Yên đã chuyển đơn của ông Nguyễn Minh Châu cho Chủ tịch UBND huyện Tuy An để giải quyết theo quy định pháp luật, có văn bản trả lời cho công dân và báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trong tháng 3/2019”. 

Vào tháng 5/2019, ông Châu tiếp tục kiến nghị vấn đề trên trong cuộc họp tiếp công dân của UBND tỉnh Phú Yên và nhận được câu trả lời: “UBND tỉnh Phú Yên giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp UBND huyện Tuy An, mời chủ đầu tư Dự án mở rộng QL1A (đoạn qua tỉnh Phú Yên) kiểm tra làm rõ theo nội dung yêu cầu của ông Châu, xem xét sớm có giải pháp khắc phục để đảm bảo an toàn cho người dân. Thời gian hoàn thành và báo cáo kết quả cho UBND tỉnh trong tháng 6/2019”. Thế nhưng, sự việc đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Ông Châu cho rằng nguyên nhân đến từ việc cống thoát nước bị lấp
Ông Châu cho rằng nguyên nhân đến từ việc cống thoát nước bị lấp 

Cơ quan chức năng nói gì?

Ông Nguyễn Ngọc Tuân, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Tuy An cho biết, đã nắm được tình hình ngập nước ở khu vực này, đã kiến nghị nhiều lần lên tỉnh và “vào tháng 6/2019, Sở GTVT đã về kiểm tra và có khắc phục sự việc này”.

“Về việc Ban Quản lý dự án Thăng Long có làm đúng thiết kế công trình hay không thì chúng tôi không biết vì không tiếp cận được bản thiết kế. Thẩm quyền của huyện chỉ làm công tác giải phóng mặt bằng và kiến nghị khi xảy ra sự việc”, ông Tuân nói.

Theo Báo cáo của Sở GTVT, dự án công trình mở rộng QL1A qua địa phận tỉnh Phú Yên do Ban Quản lý dự án (QLDA) Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư, đã được thi công hoàn thành từ năm 2015, có hố thu kích thước 3,96 x 3,27m dạng hở phía thượng lưu để thu nước mặt. Tuy nhiên, vị trí hố thu nằm sát nhà dân và đường đi gây nguy hiểm cho việc đi lại của nhân dân, nên đơn vị thi công dự án lắp đặt thêm 3 tấm đan bê tông cốt thép đậy miệng hố thu.

Trong quá trình khai thác sử dụng, vào mùa mưa, lưu lượng nước trong khu vực rất lớn, hệ thống thoát nước không đảm bảo nên đã gây ngập nước mặt đường và nhà dân, do đó, để tăng cường khả năng thoát nước trên khu vực trên, Bộ GTVT đã cho thi công bổ sung 126m rãnh hộp bằng bê tông cốt thép, kích thước 1,0 x 1,2m, đặt sát rãnh dọc hiện có để tăng cường khả năng thoát nước. Công trình đã được Ban QLDA Thăng Long thi công hoàn thành và giao Cục Quản lý Đường bộ III quản lý, khai thác từ tháng 1/2019.

Báo cáo của Sở GTVT cho rằng, nếu thực hiện việc tháo dỡ các tấm đan sẽ gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm cho việc đi lại, sinh hoạt của nhân dân; vì hiện có một số trường hợp nhà dân tự ý đấu nối hệ thống nước thải vào cống, rãnh thoát nước. Vì vậy đoàn kiểm tra thống nhất giao Công ty CP Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Phú Yên thường xuyên theo dõi khả năng thoát nước của công trình trong mùa mưa lũ sắp tới và các năm tiếp theo, nếu có dấu hiệu ngập úng tại khu vực khẩn trương báo cáo, đề nghị Cục Quản lý Đường bộ III có giải pháp cải tạo lại hố thu nước đảm bảo an toàn, hạn chế ngập úng tại khu vực.

Theo khẳng định của Ban QLDA Thăng Long, việc bổ sung thêm rãnh thoát nước và hố ga nước nêu trên “cơ bản đảm bảo khả năng thoát nước trong khu vực”. Tuy nhiên, ông Châu cho rằng báo cáo như vậy là không đúng sự thật, khi mới đây, tháng 10/2019, sau một số trận mưa lớn, nhà ông vẫn bị ngập.

Đọc thêm

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.

Ngày mai miền Bắc đón không khí lạnh

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 6/12 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Đông Bắc Bộ, sau đó sẽ tác động đến các khu vực khác.

Thả về biển cá thể đồi mồi dứa quý hiếm

Tình nguyện viên tiến hành cứu hộ cá thể rùa xanh.
(PLVN) - Ngày 5/12, thông tin từ Đội tình nguyện viên bảo tồn rùa biển xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, đã tổ chức thả cá thể đồi mồi dứa về với môi trường tự nhiên.

Tạo động lực thúc đẩy giao thông phát thải thấp

Xe máy xăng cũ là nguồn phát thải lớn gây ô nhiễm không khí. (Ảnh: DĐDN)
(PLVN) - Giao thông phát thải thấp đang trở thành ưu tiên trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, với mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050. Theo đó, tín chỉ carbon đang trở thành một trong những giải pháp cốt lõi nhằm tạo động lực đổi mới, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch, hướng tới một hệ thống giao thông bền vững và hiện đại.