Mới có 40 chủ hộ nuôi trồng thủy sản tại Cát Hải cam kết tháo dỡ lồng bè

Lồng bè của gia đình ông Bùi Văn Luyện
Lồng bè của gia đình ông Bùi Văn Luyện
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tính đến thời điểm hiện tại, trước chủ trương tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng), có 155/159 chủ cơ sở đồng ý cho thực hiện kiểm đếm. Trong số 103 cơ sở đã được kiểm đếm có 40 chủ hộ nhất trí, ký cam kết tháo dỡ sau khi nhận được hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 05 của HĐND TP Hải Phòng.

Trên 68 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân

Ngày 25/8, UBND huyện Cát Hải tổ chức họp báo thông tin về Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND, ngày 12/8/2021 của HĐNDTP quy định chính sách hỗ trợ tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải.

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà có 440 cơ sở NTTS, với 516 nhà chòi, 8.216 ô lồng, 58.790 m2 giàn nuôi nhuyễn thể và 1.298 nhân khẩu sinh sống, làm việc trên các cơ sở NTTS.

Tháo dỡ các cơ sở NTTS trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết

Tháo dỡ các cơ sở NTTS trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết

Hoạt động NTTS trong những năm qua đã có sự đóng góp nhất định trong việc cung cấp nguồn thực phẩm thủy sản có chất lượng phục vụ du lịch, góp phần giải quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên, việc NTTS hiện nay với mật độ cao, một phần thức ăn nuôi cá rơi xuống đáy biển tích tụ lại, phân hóa, làm biến đổi tầng đáy của vịnh, gây ô nhiễm môi trường, xung đột với định hướng phát triển du lịch của địa phương.

Việc tháo dỡ các cơ sở NTTS trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, cấp bách nhằm giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại, bất cập, xung đột giữa phát triển NTTS với công tác bảo tồn, khai thác có hiệu quả giá trị của Danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà-Di tích Quốc gia đặc biệt.

Ngoài ra, đây cũng là bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường vịnh. UBND TP Hải Phòng đề xuất hỗ trợ người dân có cơ sở nuôi trồng thủy sản tại các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà cả vật kiến trúc và sản phẩm nuôi với tổng số tiền trên 68,4 tỷ đồng.

Trên các vịnh của quần đảo Cát Bà hiện có 440 cơ sở NTTS.

Trên các vịnh của quần đảo Cát Bà hiện có 440 cơ sở NTTS.

Trước xu thế liên kết vùng, hợp tác cùng phát triển, việc đệ trình UNESCO thành công Hồ sơ đề cử Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là một trong những dấu mốc quan trọng khẳng định sự phối hợp hiệu quả, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng.

Do đó, nhằm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, tiêu chí cần thiết để Liên minh bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) khảo sát thực địa, đánh giá hồ sơ ghi vào danh sách và đề nghị UNESCO công nhận Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2022, việc tháo dỡ các cơ sở NTTS nằm trong lộ trình đã được vạch sẵn.

Lượng thủy sản tồn đọng lớn

Trong quá trình tháo dỡ, một số ý kiến của ngư dân cho rằng mức hỗ trợ còn thấp so với sự đầu tư của bà con trong suốt những năm qua. Ông Nguyễn Đình Toàn (SN 1961) cho biết để phục vụ cho việc NTTS, gia đình ông đã mua tới 7 vạn chiếc rổ. Với đơn giá chỉ 20.000 đồng/chiếc, số tiền mà ông bỏ ra đã lên tới trên 1 tỷ đồng, tuy nhiên mức hỗ trợ ước tính chỉ khoảng trên 50 triệu đồng.

“Theo quy định, mỗi nhà chòi được hỗ trợ khoảng 19,5 triệu đồng, mỗi ô lồng nuôi cá được hỗ trợ khoảng 4,8 triệu đồng. Tuy nhiên, mỗi cơ sở lựa chọn chất liệu nhà chòi và ô lồng khác nhau, có kích thước khác nhau. Do đó, chúng tôi mong muốn được xem xét lại mức hỗ trợ này”, ông Toàn chia sẻ.

Ngoài ra, hầu hết ngư dân đều mong muốn được hỗ trợ thu mua thủy sản vì lượng tồn đọng còn khá lớn. Lồng bè tại khu Cạp Gù, vịnh Lan Hạ của gia đình ông Đinh Như Nguyên (quê tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên) hiện có 118 ô lồng và còn tồn đến 60 tấn cá gồm: cá song, cá côi, cá vược. Từ đầu tháng 8 đến nay, gia đình ông mới chỉ bán được khoảng 7 tạ cá.

Lãnh đạo UBND huyện Cát Hải phát biểu tại cuộc họp báo

Lãnh đạo UBND huyện Cát Hải phát biểu tại cuộc họp báo

Tương tự, ông Nguyễn Văn Nam (SN 1976, quê tại Quảng Yên, Quảng Ninh) ra khu vực Tùng Gấu, xã Việt Hải, huyện Cát Hải nuôi cá từ năm 2006. Hiện, ông Nam có 28 lồng bè với 2 loại cá chính: 6 vạn con chim vẩy vàng, 4 tấn cá song. Ông Nam nhất trí với chủ trương tháo dỡ của TP Hải Phòng tuy nhiên cũng lo lắng cho tình trạng thất nghiệp sắp tới.

“Sau khi tháo dỡ, chắc chắn tôi phải về quê. Không có trình độ cũng không quen với công việc trên bờ, vợ chồng tôi chưa biết phải xoay sở ra sao. Lồng bè của tôi thuộc diện nhỏ, tuy nhiên tôi cũng đang “đau đầu” bởi số tiền vay vốn ngân hàng hơn 700 triệu đồng chưa có khả năng thanh khoản. Do dịch COVID-19, giá bán cá đã giảm 20% nên càng khó khăn hơn” - ông Nam chia sẻ.

Trước thực trạng lượng cá, nhuyễn thể còn tồn đọng khá nhiều (6000 tấn-PV) do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, ngày 16/8, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải đã gửi Thư ngỏ kêu gọi các tầng lớp nhân dân và du khách, các tổ chức, doanh nghiệp chung tay hỗ trợ thu mua, tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Đến nay, Điện lực Hải Phòng hỗ trợ tiêu thụ cam kết tiêu thụ 5 tấn cá và các doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng ký cam kết hỗ trợ tiêu thụ 650 tấn.

UBND TP Hải Phòng sẽ hỗ trợ hơn 68 tỷ đồng để tháo dỡ lồng bè trên trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.

UBND TP Hải Phòng sẽ hỗ trợ hơn 68 tỷ đồng để tháo dỡ lồng bè trên trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.

Tại cuộc họp báo, trước ý kiến so sánh về việc người dân Hạ Long được nhận tái định cư khi dừng việc NTTS, Chủ tịch UBND huyện Cát Hải Bùi Tuấn Mạnh nhấn mạnh: Quá trình NTTS, người dân Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, trái ngược hoàn toàn với việc NTTS của các cơ sở tại huyện Cát Hải, TP Hải Phòng. Do đó, việc xem xét bố trí tái định cư cho các hộ dân NTTS tại huyện Cát Hải tháo dỡ lồng bè là điều không thể.

Hiện, UBND huyện Cát Hải đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 05 gồm 34 thành viên, do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, các Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó trưởng ban, thành lập 4 tổ công tác với tổng số 251 thành viên.

Trong đó, tổ số 01 thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, kiểm đếm, lập phương án hỗ trợ tháo dỡ cơ sở; tổ số 02 thẩm định, trình duyệt phương án hỗ trợ tháo dỡ các cơ sở ; tổ số 03 tháo dỡ các cơ sở, với 141 thành viên; tổ số 4 hỗ trợ các cơ sở NTTS tiêu thụ sản phẩm nuôi.

UBND huyện Cát Hải đã xây dựng lộ trình hỗ trợ, tháo dỡ cụ thể. Theo đó, giai đoạn 1 thực hiện kiểm đếm, tổng hợp nhân khẩu liên quan đến 231 nhà chòi, 3.918 ô lồng, 58.790 m2 giàn nuôi nhuyễn thể tại khu vực vịnh Lan Hạ, vịnh Trà Báu, xong trước ngày 31/8/2021. Giai đoạn 2 thực hiện kiểm đếm, tổng hợp nhân khẩu liên quan đến 285 nhà chòi; 4.298 ô lồng tại các khu vực còn lại, xong trước ngày 30/9/2021.

Từ ngày 13/8/2021 đến nay, Tổ công tác số 01 đã chia nhóm, hàng ngày tổ chức gặp gỡ trực tiếp, phát tài liệu và tuyên truyền, vận động việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Kết quả, có 155/159 chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản đồng ý cho thực hiện kiểm đếm; đã tiến hành kiểm đếm được 103 cơ sở, trong đó có 40 chủ hộ đã nhất trí, ký cam kết tháo dỡ sau khi nhận được hỗ trợ.

Đến thời điểm này, UBND huyện Cát Hải đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất, an ninh, trật tự cho các hoạt động tuyên truyền, vận động, kiểm đếm, hỗ trợ và tổ chức tháo dỡ theo đúng quy định.

Việc lập phương án hỗ trợ, tiếp thu ý kiến nhân dân, thẩm định, phê duyệt phương án hỗ trợ, giai đoạn 1, xong trước ngày 10/9/2021, giai đoạn 2 xong trước ngày 30/01/2022. Việc thẩm định, trình UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ giai đoạn 1 hoàn thành trước ngày 20/9/2021, giai đoạn 2 hoàn thành trước ngày 28/02/2022.

Việc chi trả tiền hỗ trợ giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 05/9/2021 đến ngày 31/12/2021; giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 02/01/2022 đến ngày 31/12/2022. Việc tổ chức tháo dỡ, tiêu hủy giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 06/9/2021 đến ngày 31/12/2021, giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 02/01/2022 đến ngày 31/12/2022.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.