Mỏ Vonfram lớn nhất Việt Nam: Bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để phát triển bền vững

Dây chuyền nhà máy chế biến hiện đại tại mỏ đa kim Núi Pháo - Việt Nam.
Dây chuyền nhà máy chế biến hiện đại tại mỏ đa kim Núi Pháo - Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công ty Cổ phần Masan High-Tech Materials (Masan High-Tech Materials) – thành viên của Tập đoàn Masan là nhà sản xuất và cung cấp vật liệu công nghệ cao hàng đầu thế giới, như Vonfram, Florit, Bismut, những vật liệu không thể thiếu trong ngành sản xuất máy bay, máy tính, điện thoại, công nghiệp vũ trụ...

Masan High-Tech Materials hiện đang quản lý và vận hành nhà máy sản xuất và chế biến quặng đa kim hàng đầu tại Việt Nam là mỏ Núi Pháo (Thái Nguyên) và có các cơ sở sản xuất tại Đức, Canada và Trung Quốc.

Nhân dịp các hoạt động của Ngày Môi trường thế giới (5/6) đang diễn ra, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Võ Tiến Dũng – Giám đốc Đối ngoại, Cộng đồng và Môi trường của Masan High-Tech Materials để tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường của đơn vị đang khai thác mỏ Vonfram lớn nhất Việt Nam.

Đầu tư mạnh vào công nghệ để xử lý chất thải

Xin ông cho biết công tác quản lý môi trường tại mỏ Núi Pháo năm qua được thực hiện như thế nào?

Tại mỏ Núi Pháo, công tác quản lý môi trường luôn song hành cùng hoạt động sản xuất và được thực hiện đồng bộ từ việc tuân thủ các hồ sơ pháp lý đến công tác kiểm soát hiện trường. Công ty tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về các hồ sơ, thủ tục môi trường như báo cáo đánh giá tác động môi trường, hồ sơ xin xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, xả nước thải vào nguồn nước… Tất cả các hồ sơ này đều được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận phê duyệt.

Ông Võ Tiến Dũng – Giám đốc Đối ngoại, Cộng đồng và Môi trường của Masan High-Tech Materials

Ông Võ Tiến Dũng – Giám đốc Đối ngoại, Cộng đồng và Môi trường của Masan High-Tech Materials

Ngoài ra, việc kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm tại hiện trường được Công ty quan tâm chú trọng. Chúng tôi đầu tư nhiều công trình bảo vệ môi trường tiên tiến hiện đại, vừa xử lý kiểm soát ô nhiễm, vừa tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Toàn bộ nước thải được Công ty thu gom, xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường. Các loại chất thải sinh hoạt, chất thải thông thường và chất thải nguy hại được thu gom, phân loại tại nguồn và chuyển giao cho nhà thầu đủ chức năng xử lý. Việc cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác mỏ cũng được Công ty đầu tư thực hiện.

Với những nỗ lực không ngừng, năm 2020, Masan High-Tech Materials tiếp tục vinh dự lọt Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam. Đây là năm thứ ba liên tiếp Masan High-Tech Materials được vinh danh là Công ty phát triển bền vững tại Việt Nam. Đạt được thành tích như trên bởi Masan High-Tech Materials có hướng đi đúng đắn trên quan điểm “bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để phát triển bền vững”.

Bằng cách đầu tư mạnh vào công nghệ, được biết Masan High-Tech Materials có thể tái sử dụng nhiều nước thải, chất thải để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Ông có thể chia sẻ chi tiết hơn về việc này?

Tại Masan High-Tech Materials ở Việt Nam, cụ thể tại mỏ Núi Pháo, nước thải được xử lý đạt quy chuẩn tại Trạm xử lý nước thải tập trung, đồng thời tăng cường tái sử dụng nguồn nước. Năm 2020, Công ty tái sử dụng gần 7,7 triệu m3 nước thải, chiếm 75% tổng lượng nước sử dụng.

Tổ hợp nhà máy chế biến của Masan High-Tech Materials tại Canada

Tổ hợp nhà máy chế biến của Masan High-Tech Materials tại Canada

Chất thải được phân loại tại nguồn thành chất thải sinh hoạt, chất thải thông thường và chất thải nguy hại, sau đó chuyển giao cho nhà thầu có chức năng. Năm 2020, tỷ lệ chất thải tái chế được thu gom, chuyển giao chiếm 37% tổng lượng chất thải phát sinh.

Về đất đá thải, chúng tôi tận dụng tối đa đất đá thải sạch để thi công đập chứa đuôi quặng và các công trình xây dựng nội mỏ khác. Năm 2020, chúng tôi tái sử dụng được khoảng 987.000 m3 đất đá thải sạch, chiếm gần 20% tổng lượng đất đá thải phát sinh.

Ngoài ra, công tác cải tạo phục hồi môi trường cũng được thực hiện song song với quá trình khai thác. Tính đến hết năm 2020, chúng tôi đã cải tạo phục hồi được 63,85ha các sườn bãi thải, các khu vực bị xáo trộn.

Với H.C. Starck (đơn vị thành viên), chúng tôi giải quyết được phần lớn các nhu cầu về nguyên liệu thô tại Goslar bằng cách tái chế phế liệu chứa vonfram, được mua trên thị trường và nhận được từ khách hàng trong khuôn khổ các chương trình chuyển đổi hoặc tái chế chuyên dụng. Do đó, tỷ lệ tái chế từ nguyên liệu thô thu mua tăng đều và đạt trên 75% trong năm 2020. Đây là một tỷ lệ rất cao và đáng khích lệ, trong khi tỷ lệ tái chế trong ngành công nghiệp Vonfram ước tính ở mức 25-30% và dao động rất lớn ở các vùng khác nhau trên thế giới từ 15 - 50%.

Tổ hợp nhà máy chế biến của Masan High-Tech Materials tại Đức

Tổ hợp nhà máy chế biến của Masan High-Tech Materials tại Đức

Tại tất cả các nhà máy H.C. Starck, các sản phẩm phụ cho sản xuất thường rất giàu nguyên liệu có giá trị (đặc biệt là kim loại) và có thể được tái chế làm nguyên liệu thô bởi chính H.C. Starck hoặc các công ty khác. Do đó, hầu hết các chất thải sản xuất được tái chế, góp phần giảm thiểu chi phí xử lý và bảo vệ môi trường.

Hàng loạt biện pháp khắc chế

Khai thác, chế biến khoáng sản thường tiềm ẩn yếu tố gây ô nhiễm môi trường hơn nhiều so với các nhà máy sản xuất trong lĩnh vực khác. Tại mỏ Núi Pháo, Công ty đã có những biện pháp gì để hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường?

Masan High-Tech Materials luôn quan niệm rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của doanh nghiệp vì sự bền vững và cộng đồng. Do vậy, nhiều biện pháp đã được chúng tôi thực hiện để giảm thiểu những yếu tố ảnh hưởng gây ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, Công ty đã đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải hiện đại với công suất 1.500m3/giờ sử dụng công nghệ sinh học kết hợp hóa lý để xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường. Xây dựng kho lưu chứa chất thải nguy hại để lưu giữ đúng quy định trước khi chuyển giao cho nhà thầu đủ chức năng để xử lý. Xây dựng hai bãi thải phía Bắc và phía Nam của Moong khai thác để lưu trữ đất đá thải phát sinh từ quá trình khai thác. Xây dựng hai hồ chứa đuôi quặng (hồ OTC và hồ STC) để lưu giữ đuôi quặng oxit và đuôi quặng sunfua phát sinh từ quá trình chế biến.

Các bè cỏ thủy trúc tại cửa xả nước thải DP2, mỏ Núi Pháo - Thái Nguyên

Các bè cỏ thủy trúc tại cửa xả nước thải DP2, mỏ Núi Pháo - Thái Nguyên

Chủ động thiết lập các biện pháp giảm thiểu bụi từ hoạt động khai thác và vận chuyển như: lắp đặt hệ thống phun sương dập bụi, sử dụng các lưới chắn bụi, tưới nước thường xuyên các tuyến đường vận chuyển. Đồng thời, tiến hành trồng cây tại các khu vực đã hoàn thành công tác đất để giảm thiểu bụi. Công ty cũng thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị hoặc lắp đặt thiết bị giảm âm để giảm thiểu tiếng ồn phát sinh.

Ngoài ra, chúng tôi thực hiện nghiêm túc công tác quan trắc để kiểm soát, đánh giá chất lượng môi trường. Bênh cạnh quan trắc truyền thống, chúng tôi còn vận hành các quan trắc tự động gồm bốn trạm quan trắc nước thải và một trạm quan trắc không khí.

Núi Pháo là mỏ đa kim, ông có thể chia sẻ thêm về những khó khăn trong công tác quản lý môi trường tại mỏ Núi Pháo?

Chúng tôi làm việc chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước về công tác môi trường, do đó luôn nhận được hướng dẫn kịp thời, giúp Công ty định hướng phát triển và đảm bảo tuân thủ pháp luật hiện hành. Hiện nay, Công ty không gặp khó khăn vướng mắc gì về công tác quản lý môi trường.

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Tập đoàn Masan, trong những năm qua, Masan High-Tech Materials đã gặt hái được nhiều thành công nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Tuy nhiên, Công ty luôn tôn trọng kim chỉ nam: “Bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để phát triển bền vững”. Tại tất cả các nhà máy ở Việt Nam, Đức, Canada và Trung Quốc, công tác bảo vệ môi trường luôn được Masan High-Tech Materials gắn chặt với chính sách phát triển bền vững.

Mỏ đa kim Núi Pháo được các nhà phân tích hàng đầu trong ngành công nghiệp khai khoáng đánh giá là một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới, với trữ lượng quặng tiềm năng là 66 triệu tấn. Masan High-Tech Materials đang thực hành các tiêu chuẩn tốt nhất thế giới, để không ngừng tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh. Công ty quy tụ một đội ngũ chuyên gia đẳng cấp trong nước và quốc tế giàu kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế và khu vực. Tầm nhìn của Masan High-Tech Materials là trở thành nhà cung cấp tích hợp hàng đầu thế giới về vật liệu tiên tiến công nghệ cao, có tính quyết định đối với sự đổi mới sáng tạo toàn cầu.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.