Mổ u não 'nhiều nơi trả về' bằng robot AI duy nhất Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  4 năm mang khối u dây thần kinh lớn nằm ở vị trí nguy hiểm trong não, người phụ nữ 71 tuổi đã được điều trị thành công bằng robot trí tuệ nhân tạo duy nhất tại Việt Nam.

Một tuần sau phẫu thuật, bà Phùng Kim Minh (SN 1952, Hà Nội) xuất viện về nhà và sinh hoạt bình thường. Từ một cuộc sống phụ thuộc người khác do yếu liệt, khó đi lại; nay bà đi du lịch thường xuyên với gia đình. Bà vui mừng vì không uổng công bay từ Hà Nội vào TP HCM để được ê kíp mổ thần kinh - sọ não bằng robot duy nhất Việt Nam hiện nay can thiệp. “Tôi như được hồi sinh, hàng ngày sống vui, sống khỏe với người thân, bạn bè”, bà Minh hồ hởi chia sẻ.

Nguy hiểm khi mổ bằng phương pháp cũ

Bà Minh kể, lúc đầu kích thước khối u nhỏ rồi lớn dần thành khối u khổng lồ. Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) trước đó ở các bệnh viện ngoài Hà Nội cho thấy não thất 4 bị chèn ép từ bên phải, khối u có kích thước 4.8 x 1.8 x 2.6 cm, khả năng xuất huyết và vôi hóa bên trong. Thương tổn chèn ép nặng vào cầu cuống não và cuống tiểu não giữa bên phải. Một vài thương tổn dạng nốt ở chất trắng quanh não thất bên hai bên, có khả năng do nguyên nhân mạch máu. Các bác sĩ đánh giá u phát triển lớn, nhiều thùy và khả năng can thiệp không đáp ứng tốt, tiên lượng xấu.

Hình ảnh chụp MRI khối u não của bà Minh. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Chồng bà Minh - PGS.TS.TTND Đinh Ngọc Sỹ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương; nguyên Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam - khi nhận kết quả chẩn đoán bệnh tình của vợ đã tìm hiểu và nhờ nhiều chuyên gia tư vấn phương pháp điều trị. Thế nhưng, các bệnh viện lớn tại Hà Nội đều không thể nhận mổ do khối u lớn, trải dài, nằm ở vùng chức năng quan trọng. Với khối u này, nếu mổ bằng phương pháp truyền thống sẽ có nhiều nguy cơ đe dọa đến tính mạng, gây yếu liệt các dây thần kinh sọ 9, 10, 11, 12… có nguy cơ mất khả năng tự lập, bệnh nhân ăn sẽ sặc, viêm phổi, nhiễm trùng và sốc, có thể tử vong.

Trong cơn tuyệt vọng, vợ chồng bà Minh biết được thông tin về Robot mổ não Modus V Synaptive thế hệ mới hiện đại bậc nhất tại Việt Nam hiện nay. Gia đình bệnh nhân đã liên lạc với thầy thuốc ưu tú, thạc sĩ, bác sĩ CKII Chu Tấn Sĩ - Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM và gửi kết quả chụp MRI từ các bệnh viện đã chụp trước đó.

Lấy hết khối u, bảo tồn từng bó sợi thần kinh nhỏ nhất

Từ hình ảnh MRI gia đình người bệnh gửi, ê kíp mổ của bác sĩ Chu Tấn Sĩ nhận định đây là một khối u lớn nằm ở góc cầu tiểu não, liên tưởng nhiều đến u dây thần kinh số 5, u độ 4, vị trí chèn ép vào cấu trúc thân não. Sau hội chẩn, bác sĩ Chu Tấn Sĩ nhận định đây là một ca bệnh đầy thách thức và áp lực, người bệnh đang mang trong mình khối u quá lớn và ở vị trí nguy hiểm. Nhờ có hệ thống Robot Modus V Synaptive hiện đại và tiên lượng trước được nên ê kíp đã quyết định đồng ý mổ cho bệnh nhân.

Vợ chồng bà Minh lập tức mua vé máy bay lên đường vào Nam để mổ não. Hai ngày sau, ê kíp mổ đã lên kế hoạch phẫu thuật. Trước tiên là cuộc mổ mô phỏng trên máy tính, chọn đường đi vào khối u không đụng vào các bó sợi thần kinh, không làm tổn thương thêm chức năng. Ngày hôm sau, các bác sĩ bắt tay vào cuộc mổ chính thức trên robot. Ca mổ được sử dụng phương pháp gây mê, tư thế nằm nghiêng, thòng một tay xuống dưới bàn mổ, đặt điện cực để kiểm soát dây thần kinh số VII, nhờ đó sau mổ bệnh nhân không bị liệt mặt một bên.

Bác sĩ Chu Tấn Sĩ cùng ê kíp đang thực hiện mổ u não dưới sự giám sát của Robot Modus V Synaptive. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Cuộc mổ diễn ra trong vòng 4 giờ. Nhờ có Robot Modus V Synaptive thế hệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở mức tinh vi đã giúp bác sĩ thấy toàn diện không gian, tổ chức não, đặc biệt thấy rõ các bó sợi thần kinh, các mô não lành xung quanh khối u trước, trong và sau khi mổ. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá toàn diện và chọn đường tiếp cận khối u hiệu quả nhất và an toàn nhất. Bác sĩ Chu Tấn Sĩ cho biết thêm, Robot Modus V Synaptive giám sát suốt quá trình mổ, đảm bảo bác sĩ tuân thủ đường mổ đã xác lập kế hoạch mô phỏng mổ từ trước.

Cuộc mổ kết thúc thuận lợi, bác sĩ đã lấy hết khối u, bảo tồn được các chức năng, giải phóng khối chèn ép. Một ngày sau mổ, bà Minh đã tỉnh hoàn toàn, biểu hiện chóng mặt giảm đi đáng kể, có thể đi lại được. Người bệnh được chuyển xuống khu nội trú để được chăm sóc và theo dõi. Tròn 1 tuần sau mổ, sức khỏe đã ổn định, bà Minh cùng chồng bay về Hà Nội.

Bệnh nhân hồi phục nhanh nhờ có robot hướng dẫn và giám sát không làm tổn thương các bó sợi thần kinh và các mô não lành trong cuộc mổ, không gây di chứng hậu phẫu. Một tháng sau tái khám, kết quả khối u đã được lấy hết và không phải bắn tia gamma knife. Với sự thành công vang dội này, ca bệnh này đã được bác sĩ Chu Tấn Sĩ và ê kip đăng báo cáo ở Tạp chí Y khoa Medicine - Mỹ.

Bà Minh khỏe mạnh, vui vẻ gặp lại bác sĩ Chu Tấn Sĩ tại Hội thảo công bố ra mắt ứng dụng Robot. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Bác sĩ Chu Tấn Sĩ cho biết thêm, Modus V Synaptive là robot mổ não duy nhất tại Việt Nam được BVĐK Tâm Anh TP.HCM đưa vào hoạt động. Hiện trên thế giới có 10 nước ứng dụng Robot này (đa phần là các nước Âu, Mỹ).

Tại Hội thảo Khoa học Tâm Anh 2023 chuyên đề “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế” vừa diễn ra vào ngày 28/5, các Chuyên gia, Bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh - sọ não tại Việt Nam chính thức công bố và báo cáo ứng dụng Robot mổ não thế hệ mới Modus V Synaptive hiệu quả vượt trội trong phẫu thuật u não, xuất huyết não, bệnh lý thần kinh, tăng tối đa hiệu quả điều trị, bảo toàn cao nhất các chức năng cho người bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.