Mở rộng địa giới hành chính để xây dựng và phát triển Thành phố Nam Định hiện đại, mang bản sắc riêng.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thành phố Nam Định tại hội nghị công bố quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thành phố Nam Định tại hội nghị công bố quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau gần 3 tháng sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 và đi vào hoạt động, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định) đã kiện toàn bộ máy hành chính và hoạt động ổn định, hiệu quả. Ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch UBND Thành phố Nam Định thông tin liên quan nội dung này.

Theo Quyết định 1729/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030 tỉnh Nam Định phấn đầu trở thành tỉnh phát triển nhanh, toàn diện, bền vững; là tỉnh phát triển khá của cả nước, một trong những trung tâm phát triển quan trọng của Vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Theo đó, Thành phố Nam Định đã hoàn thành đề án sắp xếp đơn vị hành chính và đi vào hoạt động từ ngày 1/9/2024.

- Đề nghị Chủ tịch UBND Thành phố Nam Định cho biết những thành tích nổi bật của Thành phố sau sáp nhập?

- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Nam Định, thành phố Nam Định song hành thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Tỉnh ủy Nam Định về tập trung xây dựng, phát triển thành phố Nam Định giai đoạn 2021 - 2025. Các cấp các ngành và UBND thành phố Nam Định đã nghiêm túc triển khai quán triệt, học tập sâu rộng đến các chi bộ Đảng cơ sở và tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân; đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bước đầu đã tạo được chuyển biến tích cực về nhận thức của cấp ủy chính quyền các cấp. Đảng bộ, chính quyền thành phố Nam Định đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong cả giai đoạn 2021-2025.

Sau sắp xếp ĐVHC thành phố Nam Định có 21 ĐVHC cấp xã (trong đó có 14 phường và 7 xã), diện tích 120,9km2, dân số khoảng 362.000 người.

Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố Nam Định mở rộng không gian phát triển đô thị, góp phần từng bước đạt được mục tiêu “Xây dựng, phát triển thành phố Nam Định nhanh, bền vững theo hướng hiện đại, có bản sắc riêng; là trung tâm phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa và thể thao, giáo dục và đào tạo, y tế; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, ngang tầm với các thành phố loại I của cả nước; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc. Phấn đấu đến năm 2030, thành phố Nam Định trở thành thành phố thông minh, hiện đại, cơ bản đạt một số chức năng trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng”.

- Chủ tịch cho biết những thuận lợi, khó khăn của cơ quan các cấp sau sáp nhập?

- Kể từ ngày 1/9/2024 toàn bộ bộ máy trong hệ thống chính trị và chính quyền của thành phố đã được kiện toàn đầy đủ và đi vào hoạt động ổn định. Sau khi sắp xếp ĐVHC, thành phố có 11 phòng chuyên môn và 9 đơn vị sự nghiệp.

Mở rộng địa giới hành chính để xây dựng và phát triển Thành phố Nam Định hiện đại, mang bản sắc riêng. ảnh 1Ông Phạm Đình Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định trao quyết định phê chuẩn chức danh Chủ tịch UBND thành phố Nam Định cho ông Nguyễn Tiến Dũng.

Về những thuận lợi: Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở ngành của tỉnh và sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, Thành phố đã Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã thành phố Nam Định, giai đoạn 2023-2030; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc quán triệt thực hiện các Nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của cấp trên, tập trung thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 17/8/2023 của UBND thành phố về việc sắp xếp ĐVHC cấp xã thành phố Nam Định nên đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo được sự đồng thuận của cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã thành phố Nam Định giai đoạn 2023-2025. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH được thực hiện đúng theo kế hoạch của tỉnh, của thành phố. Sáng ngày 01/9/2024 các ĐVHC hình thành sau sắp xếp đã tiến hành họp HĐND để bầu các chức danh theo quy định, đảm bảo cho bộ máy chính quyền hoạt động bình thường ngay từ khi Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH có hiệu lực thi hành (ngày 01/9/2024).

Tuy nhiên cũng còn có một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện:

Một là: Về việc sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp ĐVHC: Theo Đề án, 1 ĐVHC cấp xã sau sắp xếp phải sử dụng 2 trụ sở nên hoạt động của đơn vị không được tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Đối với các cơ quan thuộc Thành ủy, phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố thực hiện sắp xếp, sáp nhập: theo báo cáo của các đơn vị, do đặc thù công việc của từng đơn vị nên chỉ một số đơn vị mới có thể sử dụng 2 trụ sở ở thành phố và huyện Mỹ Lộc (cũ), còn lại cơ bản các đơn vị vẫn sử dụng trụ sở của các đơn vị thuộc thành phố Nam Định trước đây dẫn đến việc trụ sở làm việc không đáp ứng được nhu cầu về phòng làm việc và các hạng mục phụ trợ khác như: Kho lưu trữ, phòng họp, phòng làm việc…

Hai là: Việc giải quyết số công chức, viên chức, số cấp phó dôi dư gặp nhiều khó khăn (tuổi đời trẻ, số biên chế được giao ít, số lượng cấp phó theo quy định ít).

Ba là: Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã gặp nhiều khó khăn do hầu hết các địa phương đều sáp nhập 3 đơn vị hành chính cấp xã thành 1 đơn vị hành chính cấp xã mới, nên số lượng cán bộ công chức dôi dư nhiều, khó khăn về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy cán bộ.

Việc bố trí sắp xếp, giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư khối tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, nhất là các chức danh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã.

Chế độ đối với công chức Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã vì sau sáp nhập, mỗi đơn vị hành chính cấp xã chỉ được bổ nhiệm một chức danh công chức Chỉ huy trưởng quân sự (theo quy định chuyên ngành Quân đội), Công chức Chỉ huy trưởng quân sự còn lại là dôi dư chuyển xuống làm Phó Chỉ huy trưởng quân sự sẽ trở thành người hoạt động không chuyên trách. Như vậy đối tượng này sẽ không còn là công chức cấp xã, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và chế độ của công chức Chỉ huy trưởng quân sự dôi dư.

Về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính. Bên cạnh chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 03/6/2023 của Chính phủ thì ngày 09/12/2023 HĐND tỉnh Nam Định đã ban hành Nghị quyết số 141/2023/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư. Theo đó, ngoài việc được hưởng chế độ theo Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách tại các ĐVHC sắp xếp, sáp nhập còn được hưởng chính sách hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết số 141/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Mở rộng địa giới hành chính để xây dựng và phát triển Thành phố Nam Định hiện đại, mang bản sắc riêng. ảnh 2Hồ Vị Xuyên tọa lạc trung tâm thành phố Nam Định.

Việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã là một chủ trương lớn của Đảng yêu cầu việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã phải thực hiện trong phạm vi cả nước. Trong khi đó các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành chưa đầy đủ, kịp thời (đặc biệt là các quy định về việc giải quyết chế độ chính sách dôi dư sau sắp xếp ĐVHC) dẫn đến việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

- Để tiếp tục xây dựng và phát triển Thành phố Nam Định “Xanh - Sạch - Đẹp” theo hướng hiện đại, có bản sắc riêng, ông cho biết tới đây Thành phố tập trung vào những mục tiêu nào?

- Thời gian tới, để tiếp tục xây dựng Thành phố Nam Định “Xanh - Sạch - Đẹp”, theo hướng hiện đại, có bản sắc riêng, thành phố tập trung triển khai các nội dung sau:

Tiếp tục nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị: Trước hết là nâng cao chất lượng công tác tư vấn quy hoạch, công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch. Chất lượng kiến trúc và quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng cần được lồng ghép hài hòa ngay từ khi nghiên cứu và trong quá trình thực hiện quy hoạch đô thị, thiết kế, quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị, bảo đảm đô thị có bản sắc vùng miền, phát triển bền vững.

Tập trung phát triển hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông nhằm tạo ra không gian phát triển mới, tạo ra khu đô thị, khu vực phát triển mới. Tiếp tục hoàn thiện các mô hình đô thị thông minh, đô thị xanh.

Tập trung đôn đốc hoàn thành một số dự án cải tạo chỉnh trang đô thị đồng thời tiếp tục khảo sát lập kế hoạch để tiếp tục cải tạo, nâng cấp các tuyến đường, phố trên địa bàn thành phố.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định của Đảng và nhà nước về công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị. Chỉ đạo thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng trên các tuyến đường trên địa bàn thành phố đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, khắc phục kịp thời các địa điểm tồn tại rác, phế thải trên địa bàn thành phố. Huy động nhân dân xuống đường ngày chủ nhật để làm công tác vệ sinh môi trường tại các khu phố, tuyến phố. Thực hiện trồng thay thế cây xanh và cắt tỉa cây xanh đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Luật TP. HCM gặp mặt tri ân quý Thầy, Cô giáo

Trường Đại học Luật TP. HCM gặp mặt tri ân quý Thầy, Cô giáo

(PLVN) - “Các thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là những tấm gương sáng về lối sống, về đạo đức, là những người truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Các thầy cô chính là những người dẫn dắt, dìu dắt các em sinh viên trên con đường học tập, rèn luyện để trở thành người có tri thức, có đạo đức và nhân cách…”, TS Lê Trường Sơn – Hiệu trưởng Trường đại học Luật TP HCM nói.

Đọc thêm

Bình Định tiết kiệm hơn 2 tỷ đồng/năm sau khi đơn giản hóa 29 thủ tục hành chính

Bình Định tiết kiệm hơn 2 tỷ đồng/năm sau khi đơn giản hóa 29 thủ tục hành chính
(PLVN) - Giai đoạn 2020 – 2025, tỉnh Bình Định luôn xác định công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là khâu đột phá nhằm bảo đảm công khai, minh bạch, giảm chi phí và phục vụ kịp thời yêu cầu của người dân, tổ chức doanh nghiệp. Trong đó, tính riêng 10 tháng năm 2024, tỉnh này đã tiến hành đơn giản hóa 29 thủ tục hành chính với số tiền tiết kiệm được sau khi đơn giản hóa ước tính hơn 2 tỷ đồng/năm.

Quảng Bình quan tâm, chăm lo giáo dục vùng khó

Bí thư Tỉnh ủy Lê Ngọc Quang tặng máy tính cho Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Lâm Hóa (huyện Tuyên Hóa).

(PLVN) - Ngày 19/11, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang và lãnh đạo các sở, ngành đã đến thăm, tặng quà tại một số trường học trên địa bàn huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đưa cá tôm sông Đà tham gia lễ hội

Đưa cá tôm sông Đà tham gia lễ hội
(PLVN) - Tối 19/11, tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ hội cá tôm sông Đà lần thứ 2. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân - ghi nhận từ Hải Phòng - Kỳ cuối: Những quyết sách của tinh thần đổi mới, mang hơi thở cuộc sống ​

Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết.
(PLVN) -   Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hải Phòng đã thể hiện rõ vai trò, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cụ thể hóa thành các Nghị quyết, cơ chế, chính sách, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn ở địa phương. Các Nghị quyết do HĐND TP ban hành được triển khai hiệu quả trên thực tế, được Nhân dân đón nhận, đồng tình và đánh giá cao...

Sau sáp nhập, phường Thới Bình (TP Cần Thơ) chính thức đi vào hoạt động

Sau sáp nhập, phường Thới Bình (TP Cần Thơ) chính thức đi vào hoạt động
(PLVN) - Ngày 19/11, UBND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Cần Thơ, giai đoạn 2023 – 2025. Đồng thời chính thức ra mắt bộ máy chính quyền của phường Thới Bình (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ).

Kiên Giang: Khởi công xây dựng cầu, nhà dịp Tết Quân - Dân năm 2025

Kiên Giang: Khởi công xây dựng cầu, nhà dịp Tết Quân - Dân năm 2025
(PLVN) - Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết Quân – Dân giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ xuất quân thực hiện các hoạt động Tết Quân – Dân năm 2025 mừng Chôl Chnăm Thmây tại xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng. Tham dự lễ xuất quân có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trung Hồ - Trưởng Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết Quân – Dân giai đoạn 2021 – 2025; Đại tá Nguyễn Trường Giang - Trưởng phòng Dân vận, Cục Chính trị Quân khu 9.

Cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô năm 2024

Cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô năm 2024
(PLVN) - Ngày 19/11, Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Tại kỳ họp, HĐND Thành phố xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô năm 2024.

Lâm Đồng phấn đấu về đích Nông thôn mới đúng hẹn

Lâm Đồng phấn đấu về đích Nông thôn mới đúng hẹn
(PLVN) - Đến nay toàn tỉnh Lâm Đồng có 109 xã được công nhận xã nông thôn mới (NTM), 2 xã còn lại cơ bản thẩm định xong, dự kiến đến hết năm 2024 tất cả xã ở Lâm Đồng đạt chuẩn NTM; phấn đấu đến tháng 6/2025 tất cả các huyện đạt chuẩn NTM để về đích tỉnh NTM.

Minh Hóa (Quảng Bình): Nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác qua tổ chức Hội Cựu chiến binh

Mô hình vay vốn phát triển kinh tế VAC mang lại hiệu quả của hội viên CCB Đinh Thanh Mại ở xã Hóa Tiến, huyện Minh Hóa. (Ảnh: TT)
(PLVN) - Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác quản lý nguồn vốn tín dụng với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện, trong những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã tích cực phối hợp đẩy mạnh giải ngân cho vay các chương trình tín dụng đến các đối tượng thụ hưởng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác.

Dấu ấn tín dụng chính sách tại huyện miền núi Cẩm Khê

Các điểm giao dịch xã (24 điểm) của NHCSXH huyện Cẩm Khê luôn hoạt động, phục vụ nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của người dân.
(PLVN) - Đến ngày 31/10/2024, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) đã xuất sắc hoàn thành 100% kế hoạch tín dụng cả năm, ghi dấu ấn ấn tượng trong hành trình thực hiện chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.